Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi học kì I môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2014 - 2015 trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU
|
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 - Năm học 2015 - 2016 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày 12/10/2015 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3
"Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và đời sống. Bên cạnh những thành tựu to lớn của nhiều ngành khoa học, sự xuất hiện của máy tính điện tử với các thế hệ nối tiếp nhau đã tạo ra các xu thế, các quan hệ hoàn toàn mới lạ trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội. Khác hẳn với những máy móc ở thời đại công nghiệp truyền thống làm việc với nguyên liệu, máy tính điện tử làm việc với các tín hiệu gọi là thông tin. Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy vi tính điện tử đóng vai trò cốt lõi của một ngành mới là tin học- ngành xử lí thông tin một cách tự động."
(Trích Lịch sử văn minh thế giới - Vũ Dương Ninh)
Câu 1. Hãy ghi lại câu nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Cụm từ "ngành xử lí thông tin một cách tự động" là thành phần gì trong câu văn "Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy vi tính điện tử đóng vai trò cốt lõi của một ngành mới là tin học - ngành xử lí thông tin một cách tự động." (0,5 điểm)
Câu 3. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
(Trích Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 4. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 5. Tìm trong đoạn thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng? (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong đoạn thơ? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Bạn có bao giờ nói dối? Nếu bạn từng nói dối, bạn sẽ thay đổi ra sao nếu có người nói với bạn "Nói dối là hành vi của hạng người rẻ tiền và đáng bị khinh bỉ"?
Hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên bằng một bài văn nghị luận.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài thơ Câu cá mùa thucủa Nguyễn Khuyến.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5)
- Trả lời đúng câu nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và đời sống. (0,5)
- Trả lời sai hoặc không trả lời (0)
Câu 2 (0,5)
- Cụm từ "ngành xử lí thông tin một cách tự động" đóng vai trò thành phần phụ chú trong câu. (0,5)
- Ghi câu khác hoặc không trả lời. (0)
Câu 3 (0,5)
- Trả lời đúng-văn bản trên bàn về vấn đề: thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. (0,5)
- Trả lời sai hoặc không trả lời. (0)
Câu 4 (0,5)
- Trả lời đúng: (0,5)
- Thể thơ tự do
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
- Trả lời sai hoặc không trả lời (0)
Câu 5 (0,5) Người lính trong đoạn thơ được thể hiện qua những hình ảnhnào? Những hình ảnh ấy gợi lên điều gì?
- Trả lời đúng:Người lính trong đoạn thơ được thể hiện qua những hình ảnh: Áo rách vai, quần có hai mảnh vá, chân không giày (0,25)
- Trả lời đúng: Hình ảnh thơ thể hiện sự thiếu thốn, nghèo khó của người lính; đồng thời thể hiện niềm cảm phục và yêu mến nơi người đọc (0,25)
- Trả lời sai hoặc không trả lời (0)
Câu 6 (0,5)
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong đọan thơ: (0,5)
- Ý nghĩa tả thực: hình ảnh người lính trong tư thế chiến đấu, súng trong tư thế sẵn sàng, mũi súng hướng về phía vầng trăng. Đêm khuya, trăng xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác trăng treo nơi đầu súng.
- Ý nghĩa tượng trưng: Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu, trăng tượng trưng cho cái đẹp, cuộc sống yên bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là biểu tượng đẹp cho tình đồng chí cao đẹp, cho lí tưởng của người lính cầm súng chiến đấu cho cuộc sống thanh bình của đất nước, hạnh phúc của nhân dân.
- Trả lời sai hoặc không trả lời 0
II. Làm văn. 7,0 điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. (0,5)
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. (0,5)
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn (0,25)
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. (0)
b. (0,5)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5)
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. (0,25)
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. (0)
c. (1,0)
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động.
- Đảm bảo các yêu cầu trên; đây là dạng đề mở, có thể có những cách triển khai bài viết khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, học sinh cần đáp ứng được một số ý chính sau: (1,0)
- Giải thích:
- Nói dối: lời nói, phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm mục đích hướng người tiếp nhận tin vào điều sai khác đó. Đây là hành vi được điều khiển bởi ý thức của con người.
- Nói dối là hành vi của hạng người rẻ tiền và đáng bị khinh bỉ: à Ý kiến này đề cập đến lời nói dối xuất phát từ những động cơ không chính đáng, vị kỉ, mang tính chất lừa dối = nói dối là hành vi tự hạ thấp nhân cách bản thân nên đáng chê trách, lên án. Nói dối là hành vi đáng chê trách, lên án. Người nói dối sẽ bị mọi người coi rẻ.
- Bàn luận:
- Trình bày ý kiến cá nhân về hiện tượng nói dối trong đời sống và những trải nghiệm của chính bản thân về vấn đề được nêu (Có hay không? Tại sao? Tự đánh giá hành vi bản thân)
- Nhận thức về vấn đề:
→ Bày tỏ quan điểm không đồng tình với những biểu hiện dối trá, thiếu trung thực qua hành vi nói dối vì những mục đích cá nhân vị kỉ. Vì sao?
- Tuy nhiên, lời nói dối xuất phát từ một tấm lòng chân thành, bao dung, yêu thương, muốn né tránh đi sự thật quá phũ phàng có thể gây tác động tiêu cực cho người tiếp nhận lại có ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ bởi tình người sẽ được thắp lên từ đấy.
- Suy nghĩ về sự thay đổi của bản thân về vấn đề được đặt ra: sẽ thay đổi ra sao nếu có người nói với bạn "Nói dối là hành vi của hạng người rẻ tiền và đáng bị khinh bỉ"? (Ý kiến cần cụ thể, chân thành, thiết thực, ...)
- Rút ra bài học:
- Một trong những phẩm chất gắn với thiên lương con người là lòng trung thực à nói dối có thể làm hoen ố cái thiên lương trong sáng của con người. Nói dối đánh mất chữ tín là tự đánh mất giá trị của bản thân với mọi người.
- Tất cả phải từ ý thức, xây dựng cho mình thói quen "không nói dối" từ những việc nhỏ nhất, việc không quan trọng...
- Cần có thái độ cẩn trọng, cân nhắc khi phát ngôn cũng như khi đánh giá, phán xét mỗi sự việc, hành vi, lời nói
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. (0,75)
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên (0,5)
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên (0,25)
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên (0)
d. (0,5)
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,5)
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25)
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0)
e. (0,5)
- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể) (0,5)
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0)
Câu 2 (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. 0,5
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. (0,5)
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. (0,25)
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. (0)
b. 0,5
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến (0,5)
- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung (0,25)
- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. (0)
c. 2,0
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
2. Vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài thơ "Câu cá mùa thu"
2.1. Nội dung:
- Cảnh mùa thu với những chi tiết điển hình mang nét đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ:
- Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật. Dịu nhẹ, thanh sơ trong màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. Dịu nhẹ, thanh sơ trong đường nét, chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,.....
- Nét riêng của làng quê Bắc bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ cái khung ao hẹp, từ cánh bèo, ngõ trúc quanh co,....
- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
- Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng,...
- Tiếng cá đớp càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.
2.2. Nghệ thuật:
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo vửa sử dụng bút pháp nghệ thuật cổ điển vừa có những nét sáng tạo riêng
- Bút pháp nghệ thuật cổ điển- hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh;
- Sáng tạo riêng- hình ảnh, từ ngữ đậm tính dân tộc: chiếc ao nhỏ, nước thu, lá thu,....
- Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt điêu luyện:
- Sử dụng thành công nhiều từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng,....
- Vần "eo"- độc vận được sử dụng thần tình.
3. Đánh giá:
- Vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài thơ "Câu cá mùa thu" thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên và tâm sự thời thế của nhà thơ.
- Vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam qua bài cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc cùng với việc sử dụng tiếng Việt hết sức tinh tế, tài hoa của Nguyễn Khuyến. Bức tranh thu đậm đà tính dân tộc.
- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. (1,5 – 1,75)
- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. (1,0- 1,25)
- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên (0,5 – 0,75)
- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. (0)
d. 0,5
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,5)
- Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25)
- Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0)
e. 0,5
- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể) (0,5)
- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25)
- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0)