14/01/2018, 18:46

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa kì I môn Văn lớp 10 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 giúp các ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

giúp các em củng cố kiến thức về văn học dân gian hiệu quả. Đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích, không những giúp học sinh ôn tập lại kiến thức mà còn dành cho quý thầy cô tham khảo trong việc cho ra đề thi.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Văn mẫu lớp 10: Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10

Ngày thi: 13/10/2016

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

(Ca dao)

1a. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản. (0.5 điểm)

1b. Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm)

1c. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

1d. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu: "Bây giờ em đã có chồng,/ Như chim vào lồng như cá cắn câu."? (1.0 điểm)

1e. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản.  (0.5 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

Trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” (SGK lớp 10 tập 1) có chi tiết Rùa vàng hiện lên rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển. Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.

PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)

Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

Phần I: Đọc - Hiểu

Câu 1a: PCNN: Nghệ thuật - Thể thơ lục bát

Câu 1b: PTBĐ tự sự, biểu cảm, miêu tả

Câu 1c:

  • Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng.
  • Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô.

Câu 1d:

  • Biện pháp tu từ: So sánh (như chim, như cá) (0.25 điểm).
  • Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).
  • Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (chim vào lồng, cá cắn câu) (0.25 điểm).
  • Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0.25 điểm).

Câu 1e: Bày tỏ tình cảm buồn bã, xót xa, tiếc nuối ...

Đúng kỹ năng viết đoạn văn ...

Câu 2: Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

  • Giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn
  • Phản ánh thái độ của nhân dân với nhân vật lịch sử: kính trọng, biết ơn vị vua An Dương Vương nên nhân dân đã bất tử hóa

Phần II: Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết vận dụng kĩ năng viết văn tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
  • Đảm bảo một văn bản tự sự hòan chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần
  • Ngôn ngữ chọc lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận.

2. Yêu cầu về kiến thức:

  • Đề bài yêu cầu nhập vai nhân vật kể lại cuộc đời mình nên bài viết cần bám sát những sự việc, chi tiết tiêu biểu của văn bản. Đồng thời cần tái hiện nội dung câu chuyện từ góc nhìn của vai người kể chuyện và đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện sinh động.
  • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau:

Gợi ý:

I. MB

  • Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện.

II. TB

Các sự việc chính:

  • Tấm bị mẹ con Cám hại chết khi về giỗ bố
  • Tấm hóa thành chim vàng anh bay về cung, báo hiệu sự hiện diện của mình. Mẹ con Cám giết chim vàng anh
  • Tấm hóa thành cây xoan che bóng mát cho vua. Mẹ con Cám chặt cây xoan làm khung cửi
  • Tấm hóa mình vào khung cửi, cảnh cáo Cám. Mẹ con Cám đốt khung cửi
  • Tấm hóa thành quả thị, được một bà lão yêu thích mang về nhà và trở lại thành người chung sống hạnh phúc bên bà lão.
  • Tấm gặp lại vua và được đón về cung.
  • Tấm trừng trị Cám.

III. KB

Bài học từ câu chuyện đấu tranh của Tấm: chủ động, mạnh mẽ, kiên trì, cương quyết,...

(Học sinh có thể sáng tạo khi kể nhưng vẫn phải đảm bảo cốt truyện và ngôn ngữ văn học; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, liên tưởng,..để làm bài)

0