Đề thi cuối học kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn năm 2015
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 năm học 2015 - 2016 có đáp án, các em tham khảo đề thi dưới đây. Xem thêm: ...
Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 năm học 2015 - 2016 có đáp án, các em tham khảo đề thi dưới đây.
Xem thêm:
A. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Đọc kỹ các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Câu1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ “bút mực, thước kẻ, com-pa, sách vở”?
A. Đồ dùng dạy học. B. Dụng cụ học tập.
C. Dụng cụ lao động. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng “gương mặt”?
A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:
“Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi.
Má ngước đầu lên má biểu: “Thằng Hai!
Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má”.
Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ?
A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước
Câu 5: Câu “Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi…” là:
A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… dẫn trong câu văn.
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Tác giả của văn bản“ Lão Hạc” là ai?
A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố
C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh
Câu 8: “Tức nước vỡ bờ” Được rúc từ tập truyện nào?
A. Tắt đèn B. Quê mẹ
C. Lão Hạc D. Những ngày thơ ấu
Câu 9: Truyện ngắn “ Lão Hạc” ra đời năm nào?
A. 1943 B.1942 C. 1941 D. 1940
Câu 10: Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm là gì ?
A. Là những cảm xúc của người viết.
B. Là diễn biến nội tâm của các nhân vật
C. Chủ yếu vẫn là các sự việc chính
D. Là những suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 11: Bố cục của văn bản là:
A. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề; văn bản thường có bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
B. Sự liên kết các câu trong một đoạn văn với nhau
C. Sự liên kết các đoạn văn với nhau
D. sự sắp xếp nội dung văn bản theo trình tự không gian, thời gian.
Câu 12: Tính thống nhất của chủ đề văn bản được biểu hiện ở điểm nào?
A. Chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định.
B. Biểu đạt chủ đề và một số chủ đề có liên quan.
C. Các đoạn văn trong văn bản liên kết chặt chẽ vơi nhau về hình thức.
D. Dùng một số từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại trong văn bản.
Phần tự luận (7đ)
Câu 1(2 điểm): Cho đoạn văn sau:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”
(Lão Hạc - Nam Cao)
a. Hãy chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn văn. Phân tích giá trị biểu cảm của những từ tượng hình, tượng thanh đó.
b. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể người có trong đoạn văn trên.
Câu 2(5điểm)
Giới thiệu một tác giả, tác phẩm Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 8 mà em am hiểu nhất.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 8 môn Văn năm 2015
Trắc nghiệm (3đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
C |
V |
D |
A |
A |
C |
A |
D |
B |
D |
A |
a.(2 điểm)
- Những từ tượng hình: mải mốt, xồng xộc, vật cã, xộc xệch, rũ rượi, long sòng sọc
- Những từ tượng thanh: xôn xao, tru tréo
- Tác dụng: Gợi tả cụ thể, sinh động cái chết vô cùng đau đớn, giữ dội của lão Hạc. Nhấn mạnh con người ấy sống đã khổ, đến chết vẫn khổ.
b. (1 điểm): Các từ thuộc trường từ vựng bộ phận của con người: đầu, tóc, mắt, mép
Tự luận(7điểm)
a. Mở bài(1 điểm)
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm VN trong chương trình Ngữ văn 8
b. Thân bài(3điểm)
* Giới thiệu về thân thế
+ Họ tên, bút danh
+ Năm sinh. năm mất
+ Quê quán, hoàn cảnh sống
* Giới thiệu về sự nghiệp
- Những đóng góp, cống hiến
* Các tác phẩm chính
* Giới thiệu đề tài, đặc điểm trong sáng tác
c.Kết bài(1 điểm)
- Khẳng định lại vị trí của tác giả đó trong nền văn học Viết Nam và trong lòng độc giả
zaidap.com