Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 Đề thi khảo sát môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn được VnDoc.com sưu tầm và ...
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn
được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới quý thầy cô và các em cùng tham khảo. Đây là đề khảo sát đầu năm lớp 10 nhằm phân loại học sinh để có phương hướng dạy và học thích hợp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Toán trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ———**——— |
ĐỀ CHỌN LỚP KHỐI 10 NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang. |
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Bước vào thể kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ nhân thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất".
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Anh/ chị hãy chỉ ra thành phần biệt lập phụ chú trong đoạn văn trên?
c. Trong đoạn văn trên, tác giả có nhắc tới điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam. Anh/ chị hãy chỉ ra những điểm mạnh và những điểm yếu của người Việt Nam ta?
d. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp của câu sau đây: "Bước vào thể kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ
những điểm yếu".
Câu 2: (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực? Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (yêu cầu chỉ ra phép liên kết đó)? Có một câu chứa thành phần biệt lập tình thái (yêu cầu gạch chân thành phần đó)?
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập 1, NxbGD, 2005)
Đáp án đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn
Câu 1: (2,0 điểm)
a. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Hành trang bước vào thế kỉ mới".
- Tác giả Vũ Khoan.
b. Thành phần phụ chú: "có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ nhân thực sự của đất nước trong thế kỷ tới"
c. - Điểm mạnh của người Việt Nam: Thông minh, cần cù, sáng tạo
- Điểm yếu của người Việt Nam: Thiếu tỉ mỉ, nước đến chân mới nhảy, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài...
d. - Bước vào thể kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta // sẽ phải lấp đầy
CN
hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
VN1 VN2
- Câu trên là câu đơn.
Câu 2: (3,0 điểm) Suy nghĩ về lòng trung thực:
Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật; Trong học hành, thi cử: không quay cóp chép bài của bạn; không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra; trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển. Vì vậy ta cần lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên, có ý thức xây dựng tính trung thực trong từng việc nhỏ nhất.
- Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn
- Chỉ ra thành phần tình thái được sử dụng trong đoạn văn
Câu 3: (5,0 điểm)
- Khái quát về tác giả - tác phẩm: Huy Cận là nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới. Thơ ông lấy cảm hứng từ "Vũ trụ ca" với nỗi buồn dưới đáy hồn nhân thế. Sau cách mạng, hồn thơ ông trở nên rộng mở và gắn bó với đời sống của nhân dân. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là kết quả của chuyến đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh, đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc trong phong cách sáng tác của nhà thơ.
- Cảm nhận về đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển dưới đêm trăng trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương.
- Con thuyền nhỏ bé trước biển trời bao la bỗng trở nên lớn lao kì vĩ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm và lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời sóng nước.
- Chủ nhân của những con thuyền đó là những người ngư dân trong tư thế làm chủ, trong công việc dò, dàn thế trận, bủa lưới vây giăng...
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và sự giàu có, hào phóng của biển khơi.
- Hình ảnh: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song... kết hợp với màu đen, hồng, vàng đã tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo như trong cổ tích về sự trù phú của biển khơi.
- Lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh: "Đêm thở sao lùa nước Hạ Long". Ở đây, biển cả như một sinh thể sống động, tiếng sóng dạt dào như hơi thở của biển đêm.
- Bình luận, mở rộng: liên hệ và mở rộng được vấn đề cần nghị luận.
Lưu ý:
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa.