Đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8 huyện Phù Ninh năm 2014 - 2015
Đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8 huyện Phù Ninh năm 2014 - 2015 Đề thi chọn năng khiếu môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án Đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8 Đề thi năng khiếu môn Ngữ Văn lớp 8 năm học ...
Đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8 huyện Phù Ninh năm 2014 - 2015
Đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8
Đề thi năng khiếu môn Ngữ Văn lớp 8 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Phù Ninh là đề khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn lớp 8 nhằm kiểm tra năng lực học sinh giỏi. Đề thi môn Ngữ Văn có đáp án, giúp các em tự hệ thống và củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao môn Ngữ Văn lớp 8. Mời các em tham khảo đề thi.
Đề thi năng khiếu môn Lịch sử lớp 8 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Quỳnh Lưu, Nghệ An
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
-----------------------------
Câu 1 (4,0đ): Chỉ ra và nêu ý nghĩa của các từ ngữ được dùng theo phép nói giảm, nói tránh trong các ví dụ sau:
a) Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! (Lão Hạc-Nam Cao)
b) Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu.
(Lão Hạc-Nam Cao)
c) Thế là họ đã về chầu Thượng đế. (Cô bé bán diêm - An-đéc-xen)
d) Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
(Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc)
Câu 2 (4,0đ):
Thế nào là kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học? Ý nghĩa của kiểu kết thúc này? Theo em, kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen là kết thúc có hậu hay không có hậu? Hãy lý giải.
Câu 3 (12,0đ):
"Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc".
Em hiểu nhận định trên như thế nào?
Dựa vào những hiểu biết của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án đề thi chọn HSNK môn Ngữ văn lớp 8
Câu 1:
H/s chỉ ra và nêu ý nghĩa của các từ ngữ được dùng theo phép nói giảm, nói tránh trong các ví dụ:
a) Đi đời: (cậu Vàng) Bị bán để giết thịt (Tránh cảm giác đau buồn). (1,0đ)
b) Cũng ra phết: Gian, tham, độc ác-> Thể hiện thái độ Binh Tư đánh giá về Lão Hạc khi lão nói với hắn về mục đích của hành động xin bả chó, đồng thời giữ thái độ lịch sự, tôn trọng người nghe ( ông giáo). (1,0đ)
c) Về chầu Thượng đế: Chỉ cái chết của hai bà cháu-> Tránh cảm giác nặng nề, đau đớn; thể hiện sự cảm thông chia xẻ với nhân vật. (1,0đ)
d) Không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa: Cái chết của những người dân thuộc địa nơi đất khách; thái độ chua xót cho số phận hẩm hiu của những người bản xứ; mỉa mai, tố cáo bản chất tàn bạo của bọn thực dân cai trị trong việc dùng người dân xứ thuộc địa làm vật hi sinh. (1,0đ)
Câu 2:
Về hình thức: Câu trả lời cần được trình bày thành một đoạn văn, ý mạch lạc, đảm bảo sự liên kết giữa các câu. (0,5đ)
Về nội dung: Trả lời được hai ý:
- Kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học: Người tốt phải dược hưởng hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng trị, cái thiện sẽ thắng cái ác, sự công bằng sẽ thắng bất công- đây là môtýp truyền thống của các truyện cổ cũng như của một số truyện hiện đại. (0,5đ)
Những truyện có kết thúc có hậu thường mang ý nghĩa sâu xa: Có tác dụng răn dạy con người hướng thiện, làm điều thiện để cuộc đời luôn tươi đẹp hạnh phúc; thể hiện khát vọng về công bằng trong xã hội và để động viên, làm tăng niềm tin, niềm lạc quan cho con người trong cuộc sống... (0,5đ)
- Với truyện Cô bé bán diêm: Phần kết thúc truyện là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả (Sáng sớm, ngày đầu năm mới, người ta thấy một em bé gái chết rét trong một xó tường, điều đặc biệt là em có một đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, tựa như mãn nguyện về sự ra đi của mình). (0,5đ)
Cách kết truyện như vậy vừa có hậu vừa không có hậu:
- Có hậu là vì em ra đi thanh thản, gương mặt em vẫn toát lên vẻ đẹp đẽ, thánh thiện, vẫn mỉm cười mãn nguyện sau những mộng tưởng đẹp. (0,5đ)
- Tuy nhiên đây cùng là kết thúc không có hậu vì hiện thực vẫn là một cảnh thương tâm, đậm chất bi kịch. Đó là bi kịch của một cõi đời thiếu vắng tình thương. Cái chết của em trong đói rét, trong sự thiếu vắng tình thương khiến người đọc chúng ta sót xa thương cảm. (0,5đ)
Câu 3:
Yêu cầu chung:
a. Về kỹ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức văn chương để làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh một nhận định về văn học; biết lựa chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm truyện để làm sáng tỏ nhận định. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có hình ảnh.
b. Về kiến thức: Làm rõ nhận định: Lời gửi của tác giả đến với bạn đọc qua tác phẩm của mình. Cảm nhận cụ thể ý nghĩa của truyện ngắn Lão Hạc qua lời gửi của nhà văn Nam Cao.
Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định.(2,0đ)
b.Thân bài: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý sau:
Giải thích nhận định: (2,0đ)
- Khái niệm tác phẩm văn học: Là con đẻ tinh thần của nhà văn, nói cách khác nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm văn học.
- Nhà văn lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, bằng tài năng sáng tác văn chương mà phản ánh cuộc sống đó trong tác phẩm của mình.
- Bức thông điệp nhà văn gửi đến cho bạn đọc: Nhưng sự phản ánh không phải là chụp ảnh, đồ lại hiện thực, đó là quá trình phản ánh có chọn lọc, có cảm xúc, suy ngẫm. Thông qua bức tranh về hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm, nhà văn thể hiện một cách nhìn một cách nghĩ, một lời nhắn nhủ đến cho bạn đọc.
Vì vậy ý kiến cho rằng mỗi tác phẩm văn học là bức thông điệp mà người nghệ sỹ gửi cho bạn đọc là đúng, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc.
Phân tích chứng minh bức thông điệp mà nhà văn Nam Cao gửi đến cho bạn đọc qua truyện ngắn Lão Hạc: (6,0đ)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn: Là tác phấm xuất sắc viết về tài người nông dân trước cách mạng. Nhân vật chính của truyện là lão Hạc, một người nông dân phải chịu nhiều thiếu thốn, khổ đau về cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lại là con người có vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cao quí, đáng trọng.
- Qua truyện ngắn Lão Hạc nhà văn Nam Cao muốn giúp chúng ta hiểu được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt nam trước cách mạng tháng tám (D/c).
- Nhà văn cũng muốn nhắc nhở chúng ta một thái độ sống một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương, phải biết nhìn ra và trân trọng nâng niu những điều đáng thương và đáng quí ở họ (D/c).
- Nam Cao cũng muốn gửi đến chúng ta lời nhằn nhủ khi đánh giá một con người: Cần biết đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng (D/c).
c. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết phải đọc tác phẩm văn học. (2,0đ)
Lưu ý:
- Phần giải thích nhận định câu 3 có thể dẫn dắt linh hoạt nhưng phải lôgic.
- G/k cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo.
- Điểm toàn bài là điểm từng phần cộng lại.