14/01/2018, 12:30

Đề thi Cao học trường Đại học kinh tế Quốc Dân năm 2012 - Môn Kinh tế học (Có đáp án)

Đề thi Cao học trường Đại học kinh tế Quốc Dân năm 2012 - Môn Kinh tế học (Có đáp án) Môn Kinh tế học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2012 ...

Đề thi Cao học trường Đại học kinh tế Quốc Dân năm 2012 - Môn Kinh tế học (Có đáp án)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2012

ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
THÁNG 5/2012
Môn thi: KINH TẾ HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN 1: KINH TẾ VI MÔ

Câu 1. Câu hỏi đúng sai và giải thích, vẽ đồ thị minh họa nếu cần thiết (1,5 điểm)

1.1. Thuế một lần sẽ làm thay đổi quyết định về giá và sản lượng của nhà độc quyền.

1.2. Hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng của sản xuất trong ngắn hạn khi P < ATCmin.

1.3. Khi chính phủ quy định mức lương tối thiểu thì thất nghiệp sẽ giảm đi.

Câu 2. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị các tình huống sau đây (1,5 điểm)

2.1. Tại sao đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm bán ra sẽ làm thay đổi quyết định về giá và sản lượng của nhà độc quyền.

2.2. Tại sao giá cân bằng lại tăng lên khi cả cung và cầu đều tăng.

2.3. Tại sao được mùa người nông dân có thể không phấn khởi.

Câu 3. Bài tập (2 điểm)

Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 4Q + 200. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu P = 120 – Q. Trong đó, giá tính bằng đô la còn sản lượng tính bằng sản phẩm.

3.1. Hãy xác định sản lượng, giá và lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền. Vẽ đồ thị minh họa.

3.2. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

3.3. Hãy xác định phần mất không mà nhà độc quyền gây ra đối với xã hội.

3.4. Hãy xác định lợi nhuận của nhà độc quyền nếu nhà độc quyền thực hiện phân biệt giá hoàn hảo.

PHẦN 2: KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 4. (1,5 điểm)

Xét một nền kinh tế đóng có xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,75. Bằng lập luận và đồ thị về thị trường vốn vay, hãy giải thích tác động của các sự kiện dưới đây đến lượng tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân, đầu tư và lãi suất tại trạng thái cân bằng.

4.1. Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư mới trong khi vẫn duy trì được cán cân ngân sách không thay đổi.

4.2. Các hộ gia đình rất bi quan về triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai.

4.3. Chính phủ giảm thuế 1000 tỷ đồng.

Câu 5. (1,5 điểm)

Xét một nền kinh tế giả định bao gồm các doanh nghiệp sản xuất: thép và cáp đồng; cao su; điện cơ; lốp xe; và xe đạp điện. Doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện bán sản phẩm cho đại lý với doanh thu 15 tỷ đồng. Đại lý bán xe đạp điện cho người tiêu dùng với doanh thu 16 tỷ đồng. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện mua 2 tỷ đồng lốp xe, 5 tỷ đồng thép và 3,6 tỷ đồng mô tơ điện. Doanh nghiệp sản xuất lốp xe mua 1,2 tỷ đồng cao su. Doanh nghiệp điện cơ mua 2 tỷ đồng cáp đồng.

5.1. Ban đầu giả thiết tất cả các sản phẩm trên đều được sản xuất trong năm và được bán hết. Hãy tính GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp chi tiêu.

5.2. Kết quả ở câu 5.1 sẽ thay đổi như thế nào nếu:

a. Ngoài 1,2 tỷ đồng bán cho doanh nghiệp sản xuất lốp xe, doanh nghiệp sản xuất cao su vẫn còn 0,8 tỷ đồng cao su tồn kho.

b. Tổng sản lượng của doanh nghiệp xe đạp điện vẫn là 15 tỷ đồng, nhưng mới bán 14 tỷ đồng sản phẩm cho đại lý.

Câu 6. (2 điểm)

Xét một nền kinh tế đang đối mặt với lạm phát cao do cầu kéo có xu hướng tiêu dùng cận biên lớn, cầu tiền ít nhạy cảm theo lãi suất và đầu tư rất nhạy cảm theo lãi suất. Dân cư lựa chọn giữ tiền mặt bằng 20% so với tiền gửi và các ngân hàng thương mại dự trữ 5% số tiền huy động được. Ban đầu, cung tiền bằng 240 nghìn tỷ đồng.

6.1. Hãy tính số nhân tiền và cơ sở tiền.

6.2. Muốn giảm cung tiền 720 tỷ đồng, ngân hàng trung ương cần can thiệp thông qua hoạt động thị trường mở như thế nào?

6.3. Bằng lập luận và đồ thị, hãy giải thích tác động của chính sách ở câu 6.2 đến lãi suất, đầu tư, sản lượng và mức giá trong ngắn hạn.

6.4. Hãy giải thích hiệu quả của chính sách ở câu 6.2 nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. 

0