05/02/2018, 11:40

Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 12

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 12 Câu 1: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp sẽ là A. 1/128 B. 127/128 C. 255/256 D. 1/256 Câu 2: Bằng chứng không chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới là A. Mã bộ ba có tính phổ biến B. ...

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 12 Câu 1: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp sẽ là A. 1/128 B. 127/128 C. 255/256 D. 1/256 Câu 2: Bằng chứng không chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới là A. Mã bộ ba có tính phổ biến B. Cấu trúc tế bào thực vật và động vật giống nhau C. Chỉ số A + T/G + X của loài D. Sự khác biệt ADN của người và tinh tinh là 2,4% Câu 3: Các nhân tố dưới đay vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là (1)CLTN (2) Giao phối ngẫu nhiên (3) Giao phối không ngẫu nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến (6) Di-nhập gen A. (1),(3),(4),(5),(6) B. (1),(4),(5),(6) C. (3),(4),(5),(6) D. (1),(3),(5),(6) Câu 4: Mắt dẹt ở ruồi giấm là do đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X gây ra. Để tạo ra ruồi giấm mắt dẹt một cách hiệu quả nhất trước hết cần A. Gây đột biến giao tử ở ruồi cái mắt lồi B. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi cái mắt lồi C. Gây đột biến giao tử ở ruồi đực mắt lồi D. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi đực mắt lồi Câu 5: Một đột biến xảy ra ở gen mã hóa enzim A. Đột biến đó có thể gây ra hậu quả là A. Sự tích tụ chất A và không tạo ra chất B và C B. Sự tích tụ chất A và B và không tạo ra chất C C. Sự tích tụ chất B và không tạo ra chất A và C D. Sự tích tụ chất B và C và không tạo ra chất A Câu 6: Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tính sạch được các yếu tố cần thiết cho quá trình sao chếp ADN. Khi cô bổ sung thêm ADN, sự sao chép đã diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN tạo ra sau đó đều gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều đoạn mạch đơn ADN ngắn có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ấy đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần A. ADN polimeraza B. Enzim ligaza C. ARN polimeraza D. Các loại Okazaki Câu 7: ARN polimeraza di chuyển theo chiều nào trên ADN? A. 3’-> 5’ dọc theo mạch khuôn B. 3’-> 5’ theo chiều ARN C. 5’-> 3’ dọc theo mạch khuôn D. 5’-> 3’ dọc theo sợi bổ sung Câu 8: Một phần của một phân tử mARN có trình tự: 5’XXG-AXG 3’(mARN). Các phân tử ARN vận chuyển mang bộ ba đối mã tương ứng với các axit amin như sau: Đipeptit được hình thành là A. xistein-alanin B. prolin-threonin C. glixin-xistein D. alanin-alanin Câu 9: Trong một thí nghiệm, một phân tử ADN có một mạch đơn chứa 14N và mạch còn lại chứa 15N(ADN lai). Phân tử ADN lai này sau đó đã nhân đôi liên tiếp 3 lần trong môi trường chỉ chứa 14N. Tỉ lệ phân tử ADN có chứa 15N trong tổng số các phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu? A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/32 Câu 10: Sắp xếp các sự kiện trong bước kéo dài chuỗi polipeptit dưới đây theo thứ tự đúng là (1) Riboxom di chuyển một bước trên mARN theo chiều 5’ → 3’ (2) Xảy ra sự khớp nối bổ dung giữa anticodon và codon (3) tARN trước đó rời riboxom (4) Hình thành kiên kết peptit giữa 2 axit amin kế tiếp (5) Phức hợp axit amin-tARN tiếp theo đi vòa riboxom cạnh axit amin phía trước A. (2)→ (5)→ (4)→ (3)→ (1) B. (5)→ (2)→ (4)→ (3)→ (1) C. (5)→ (4)→ (2)→ (3)→ (1) D. (5)→ (2)→ (1)→ (4)→ (3) Câu 11: Trình tự nucleotit trên mạch gốc của alen bình thường là …GXAXXX… Mạch gốc của alen đột biến nào trong số các alen dưới đây quy định chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin bị thay đổi ít nhất? A….GXXXXX… B….GXXXG… C….GXAAAXXX… D….GXAAXXX… Câu 12: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phấn cây lượng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí consixin với các cây F1 , sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11: 1. Có bao nhiêu cặp bố mẹ F1 dưới đây không phù hợp với dữ kiện đầu bài cho? (1)AaaaBBbb x AaBb (2) AaaaBb x AaBBbb (3) AaBbbb x AaaaBBbb (4) AaaaBBbb x AaaaBbbb A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 13: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ngoài nhân là A. Protein và ARN luôn hoạt động ngoài nhân B. Giao tử cái có nhiều NST hơn giao tử đực C. Các ADN ngoài nhân (gen ở lạp thể, ti thể) D. Lượng tế bào chất ở giao tử cái thường lớn Câu 14: Ở một loài thực vật, cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen mang hai kiểu hình trội lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình đời con là 25%: 25%: 25%: 25%. Kết luận nào dưới đâu là không chính xác? A. Tần số hoán vị gen = 50% B. Các gen quy định các tính trạng phân li độc lập C. Các gen liên kết hoàn toàn D. Các gen có khoảng cách xa nhau Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16? A. AaBB x aaBb B. Aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. AaBb x AaBb Câu 16: Các con đực của nhiều loài ruồi Drosophila khác nhau sống trên cùng một vùng của quần đảo Hawaii có các trình tự giao hoan tinh tế bao gồm cả việc đánh đuổi các con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng nhằm thu hút các con cái. Sự hình thành các loài ruồi trên là ví dụ minh họa cho con đường hình thành loài bằng kiểu cách li sinh sản nào? A. Cách li nơi ở B. Cách li mùa vụ C. Cách li tập tính D. Cách li cơ học Câu 17: Một cặp vợ chồng bình thường kết hôn. Họ sinh đứa con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Hỏi họ sinh đứa con tiếp theo thì xác suất bị câm điếc bẩm sinh là bao nhiêu? Biết bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn thuốc NST thường quy định. A. 100% B. 50% C. 25% D. 0% Câu 18: Chiều cao của cây do cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST thường chi phối. Cứ mỗi gen trội làm giảm chiều cao của cây 10 cm. Trong quần thể ngẫu phối cây cao nhất là 100 cm. Cây cao 80 cm có kiểu gen là A. A-B-; A-bb; và aaB- B. Aabb; aaBB và AaBb C. AABb; AaBB D. Aabb; aaBB Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Ab//ab Dd x aB//ab dd cho đời con có số loại kiểu hình tối đa là A. 4 B. 16 C. 6 D. 8 Câu 20: Cho 3 cặp gen Aa, BB, Cc liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa có thể có là A. 4 B. 10 C. 8 D. 16 Câu 21: Ở mèo, alen D: lông đen, Dd: lông tam thể, d: lông hung. Gen quy định tính trạng lông mèo nằm trên NST X, không có alen trên Y. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp nào? A. Mẹ hung x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố B. Mẹ hung x Bố đen, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ C. Mẹ hung x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ D. Mẹ đen x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố. Câu 22: Ở một loài thực vật, khi cho cây quả tròn lai phân tích thu được F1 có tỉ lệ 3 cây quả dài: 1 cây quả tròn. Cho tất cả các cây quả dài ở F1 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu hình cây quả dài thu được ở F2 là A. 1/36 B. 16/36 C. 1/18 D. 17/18 Câu 23: Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec? A. Đột biến không xảy ra, quần thể đủ lớn để ngẫu phối. B. Sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau. C. Các quần thể cách li không hoàn toàn D. Nếu nội phối xảy ra thì các kiểu gen đồng hợp có sức sống như nhau Câu 24: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA: 50% Aa: 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là A. 12,5% B. 25% C. 75% D. 87,5% Câu 25: Trường hợp nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính? A. Đốt nhiên liệu hóa thạch B. Sự hủy hoại dãy san hô C. Nạn cháy rừng tràn lan D. Nạn chặt phát rừng bừa bãi Câu 26: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc những cơ thể sinh vật có hệ gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới gọi là A. Kĩ thuật chuyển gen B. Kĩ thuật phân cắt phôi C. Công nghệ gen D. Công nghệ tế bào động vật Câu 27: Để duy trì cân bằng, tối thiểu một hệ sinh thái phải có A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân hủy C. Sinh vật sản xuất, động vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật phân hủy D. Sinh vật sản xuất, động vật tiêu thụ bậc 2 và sinh vật phân hủy Câu 28: Xác định tính chính xác của các nội dung dưới đây? (1) Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là kìm hãm sự hình thành thoi phân bào. (2) Một trong những thành tựu của công nghệ tế bào là tạo ra giống cừu có thể sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. (3) Cấy truyền phôi bò sẽ tạo ra những con bò có kiểu gen khác nhau. A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai. B. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai. C. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) sai. D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) sai. Câu 29: Bảng dưới đây cho biết đường kính của các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực: Các mức độ xoắn Đường kính 1. Crômatit 2. ADN 3. Chuỗi nuclêxôm 4. Sợi chất nhiễm sắc 5. Sợi siêu xoắn a) 300 nm b) 11 nm c) 30 nm d) 700 nm e) 2 nm Hãy ghép các mức cấu trúc với đường kính tương ứng. Đáp án đúng là: A. 1-d, 2- c, 3- e, 4- b, 5- a. B. 1-c, 2- d, 3- b, 4- a, 5- e. C. 1-e, 2- d, 3- c, 4- b, 5- a. D. 1-d, 2- e, 3- b, 4- c, 5- a. Câu 30: Có 3 tế bào sinh trứng có kiểu gen BD/bd XAY, khi giảm phân không xảy ra hoán vị gen có thể tạo được tối đa bao nhiêu loại trứng? A. L B.2. C.3. D. 4. Câu 31: Trong lưới thức ăn bên, hãy xác định: a- Sinh vật sản xuất, b- Sinh vật phân huỷ, c- Sinh vật tiêu thụ bậc 1, d- động vật ăn tạp. A. a- B ; b- A ; c- C ; d- D. B. a-A ; b- B ; c- C ; d- D. C. a- B ; b- A ; c- D ; d- C. D. a- A ; b- C ; c- B ; d- D. Câu 32: Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định. Nếu cặp vợ chồng 1 và 2 có một con thì khả năng đứa trẻ (kí hiệu "?") mắc bệnh là bao nhiêu %? (ô vuông: là nam, hình tròn: là nữ; tô đen: bị bệnh, trắng: không bệnh). A. 50% nếu là con gái; 50% nếu là con trai B. 0% nếu là con gái; 50% nếu là con trai. C. 50% nếu là con gái; 0% nếu là con trai. D. 0% nếu là con gái; 0% nếu là con trai Câu 33: Hình ảnh bên là ví dụ về A. cách li sau hợp tử, lai xa. B. cách li trước hợp tử, lai kinh tế. C. cách li sau hợp tử, nội phối. D. cách li trước hợp tử, lai xa. Câu 34: Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào? A. Cambri. B. Đêvôn. C. Xilua. D. Than đá. Câu 35: Sơ đồ bên mô tả hình thức biến động số lượng cá thể nào? A. Theo chu kì mùa. B. Theo chu kì nhiều năm. C. Không theo chu kì. D. Chu kì tuần trăng. Câu 36: Có bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần thể? (1) Nhóm tuổi (2) Tỉ lệ giới tính (3) Độ đa dạng (4) Mật độ cá thê (5) Sự phân tầng (6) Loài đặc trưng (7) Kiểu tăng trưởng A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 37: Khi khai thác quần thể cá gặp các hiện tượng sau: Ở quần thể 1 bắt được nhiêu cá bé ; ở quần thể 2, bắt được nhiều cá lớn, ít cá bé. Ở quần thể 3, số lượng cá lớn và cá bé bẳt được tương đương nhau. Quần thể nào không nên tiếp tục khai thác? A. Quần thể 1. B. Quần thể 2. C. Quần thể 3. D. Cả ba quần thể. Câu 38: Hình ảnh bên cho thấy hình thức phân bố nào của quần thể? A. Đồng đều. B. Theo nhóm. C. Ngẫu nhiên. D. Không có kiểu nào ở trên. Câu 39: Loài nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Dây tơ hồng bám trên cây khác. B. Rêu bám trên thân cây. C. Nấm rơm, mộc nhĩ. D. Nấm linh chi. Câu 40: Một hồ nước giàu dinh dưỡng, đem thả vào đó một loài cá ăn động vật nôi thì sau một thời gian thấy hiện tượng phì dường không mong muốn. Nguyên nhân do cá A. thải nhiều phân, gây ô nhiềm. B. quậy đục nước làm tảo không quang hợp được. C. chiếm đoạt không gian của cá khác. D. khai thác quá mức động vật nổi. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C B A A B A B B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B C C D C C B D B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D D D D B C B C D C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A B A A B B A B B D Hướng dẫn giải Câu 12: F1: AaBb.Xử lí F1 AaBb (2n) bằng coonsixin → F1 sau xử lí gồm AaBb (2n) và AaaaBBbb (4n). F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11: 1 = (11: 1 )(11: 1) – Với tỉ lệ 11: 1 ở cặp tính trạng màu sắc quả → F2 có 12 tổng hợp giao tử = 6 x 2 → Trong 2 cây F1 đem lai phải có một cây cho 6 loại giao tử → kiểu gen là AAaa; cây còn lại cho 2 loại giao tử → kiểu gen Aa. – Với tỉ lệ 11: 1 ở cặp tính trạng chiều cao cây → Kiểu gen BBbb và Bb. F1 đem lai: AaaaBBbb x AaBb → (1) đúng Các phương án còn lại không đúng vì cơ thể đem lai là lệch bội không được tạo ra bằng consixin Câu 20: Áp dụng công thức: 2.2.1(2.2.1 + 1)/2 = 10 loại kiểu gen Câu 22: Quy ước A-B-: tròn, A-bb, aaB-, aabb: dài Quả tròn lai phân tích: AaBb x aabb → AaBb: Aabb: aaBb: aabb Tỉ lệ kiểu gen cây quả dài F1: 1/3Aabb: 1/3aaBb: 1/3aabb → cho tỉ lệ giao tử: 1/6Ab: 1/6aB: 4/6ab Tỉ lệ cây quả dài F2 = 1 – (2.1/6.1/6) = 34/36 = 17/18. Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện liBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 34-35: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (phần 4)Đề luyện thi đại học môn Địa lý số 11Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 1: Nhật Bản (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Năng lượng liên kết của hạt nhân – Phản ứng hạt nhân (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li (tiếp)Thuyết minh về phương pháp học môn Ngữ văn – Bài tập làm văn số 5 lớp 10Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 1)


Câu 1: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 7 thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp sẽ là

A. 1/128    B. 127/128    C. 255/256    D. 1/256

Câu 2: Bằng chứng không chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới là

A. Mã bộ ba có tính phổ biến

B. Cấu trúc tế bào thực vật và động vật giống nhau

C. Chỉ số A + T/G + X của loài

D. Sự khác biệt ADN của người và tinh tinh là 2,4%

Câu 3: Các nhân tố dưới đay vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

(1)CLTN

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Đột biến

(6) Di-nhập gen

A. (1),(3),(4),(5),(6)

B. (1),(4),(5),(6)

C. (3),(4),(5),(6)

D. (1),(3),(5),(6)

Câu 4: Mắt dẹt ở ruồi giấm là do đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X gây ra. Để tạo ra ruồi giấm mắt dẹt một cách hiệu quả nhất trước hết cần

A. Gây đột biến giao tử ở ruồi cái mắt lồi

B. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi cái mắt lồi

C. Gây đột biến giao tử ở ruồi đực mắt lồi

D. Gây đột biến tiền phôi ở ruồi đực mắt lồi

Câu 5: Một đột biến xảy ra ở gen mã hóa enzim A. Đột biến đó có thể gây ra hậu quả là

A. Sự tích tụ chất A và không tạo ra chất B và C

B. Sự tích tụ chất A và B và không tạo ra chất C

C. Sự tích tụ chất B và không tạo ra chất A và C

D. Sự tích tụ chất B và C và không tạo ra chất A

Câu 6: Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tính sạch được các yếu tố cần thiết cho quá trình sao chếp ADN. Khi cô bổ sung thêm ADN, sự sao chép đã diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN tạo ra sau đó đều gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều đoạn mạch đơn ADN ngắn có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng là cô ấy đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần

A. ADN polimeraza

B. Enzim ligaza

C. ARN polimeraza

D. Các loại Okazaki

Câu 7: ARN polimeraza di chuyển theo chiều nào trên ADN?

A. 3’-> 5’ dọc theo mạch khuôn

B. 3’-> 5’ theo chiều ARN

C. 5’-> 3’ dọc theo mạch khuôn

D. 5’-> 3’ dọc theo sợi bổ sung

Câu 8: Một phần của một phân tử mARN có trình tự: 5’XXG-AXG 3’(mARN). Các phân tử ARN vận chuyển mang bộ ba đối mã tương ứng với các axit amin như sau:

Đipeptit được hình thành là

A. xistein-alanin

B. prolin-threonin

C. glixin-xistein

D. alanin-alanin

Câu 9: Trong một thí nghiệm, một phân tử ADN có một mạch đơn chứa 14N và mạch còn lại chứa 15N(ADN lai). Phân tử ADN lai này sau đó đã nhân đôi liên tiếp 3 lần trong môi trường chỉ chứa 14N. Tỉ lệ phân tử ADN có chứa 15N trong tổng số các phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu?

A. 1/4    B. 1/8    C. 1/16    D. 1/32

Câu 10: Sắp xếp các sự kiện trong bước kéo dài chuỗi polipeptit dưới đây theo thứ tự đúng là

(1) Riboxom di chuyển một bước trên mARN theo chiều 5’ → 3’

(2) Xảy ra sự khớp nối bổ dung giữa anticodon và codon

(3) tARN trước đó rời riboxom

(4) Hình thành kiên kết peptit giữa 2 axit amin kế tiếp

(5) Phức hợp axit amin-tARN tiếp theo đi vòa riboxom cạnh axit amin phía trước

A. (2)→ (5)→ (4)→ (3)→ (1)

B. (5)→ (2)→ (4)→ (3)→ (1)

C. (5)→ (4)→ (2)→ (3)→ (1)

D. (5)→ (2)→ (1)→ (4)→ (3)

Câu 11: Trình tự nucleotit trên mạch gốc của alen bình thường là …GXAXXX… Mạch gốc của alen đột biến nào trong số các alen dưới đây quy định chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin bị thay đổi ít nhất?

A….GXXXXX…

B….GXXXG…

C….GXAAAXXX…

D….GXAAXXX…

Câu 12: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phấn cây lượng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí consixin với các cây F1 , sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11: 1. Có bao nhiêu cặp bố mẹ F1 dưới đây không phù hợp với dữ kiện đầu bài cho?

(1)AaaaBBbb x AaBb

(2) AaaaBb x AaBBbb

(3) AaBbbb x AaaaBBbb

(4) AaaaBBbb x AaaaBbbb

A. 1     B. 3    C. 2    D. 4

Câu 13: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ngoài nhân là

A. Protein và ARN luôn hoạt động ngoài nhân

B. Giao tử cái có nhiều NST hơn giao tử đực

C. Các ADN ngoài nhân (gen ở lạp thể, ti thể)

D. Lượng tế bào chất ở giao tử cái thường lớn

Câu 14: Ở một loài thực vật, cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen mang hai kiểu hình trội lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình đời con là 25%: 25%: 25%: 25%. Kết luận nào dưới đâu là không chính xác?

A. Tần số hoán vị gen = 50%

B. Các gen quy định các tính trạng phân li độc lập

C. Các gen liên kết hoàn toàn

D. Các gen có khoảng cách xa nhau

Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?

A. AaBB x aaBb

B. Aabb x AaBB

C. AaBb x Aabb

D. AaBb x AaBb

Câu 16: Các con đực của nhiều loài ruồi Drosophila khác nhau sống trên cùng một vùng của quần đảo Hawaii có các trình tự giao hoan tinh tế bao gồm cả việc đánh đuổi các con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng nhằm thu hút các con cái. Sự hình thành các loài ruồi trên là ví dụ minh họa cho con đường hình thành loài bằng kiểu cách li sinh sản nào?

A. Cách li nơi ở

B. Cách li mùa vụ

C. Cách li tập tính

D. Cách li cơ học

Câu 17: Một cặp vợ chồng bình thường kết hôn. Họ sinh đứa con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Hỏi họ sinh đứa con tiếp theo thì xác suất bị câm điếc bẩm sinh là bao nhiêu? Biết bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn thuốc NST thường quy định.

A. 100%    B. 50%    C. 25%    D. 0%

Câu 18: Chiều cao của cây do cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST thường chi phối. Cứ mỗi gen trội làm giảm chiều cao của cây 10 cm. Trong quần thể ngẫu phối cây cao nhất là 100 cm. Cây cao 80 cm có kiểu gen là

A. A-B-; A-bb; và aaB-

B. Aabb; aaBB và AaBb

C. AABb; AaBB

D. Aabb; aaBB

Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Ab//ab Dd x aB//ab dd cho đời con có số loại kiểu hình tối đa là

A. 4    B. 16    C. 6    D. 8

Câu 20: Cho 3 cặp gen Aa, BB, Cc liên kết hoàn toàn trên một cặp NST thường. Số kiểu gen tối đa có thể có là

A. 4    B. 10    C. 8    D. 16

Câu 21: Ở mèo, alen D: lông đen, Dd: lông tam thể, d: lông hung. Gen quy định tính trạng lông mèo nằm trên NST X, không có alen trên Y. Mèo đực tam thể chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp nào?

A. Mẹ hung x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố

B. Mẹ hung x Bố đen, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ

C. Mẹ hung x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo mẹ

D. Mẹ đen x Bố hung, rối loạn phân li cặp NST giới tính ở mèo bố.

Câu 22: Ở một loài thực vật, khi cho cây quả tròn lai phân tích thu được F1 có tỉ lệ 3 cây quả dài: 1 cây quả tròn. Cho tất cả các cây quả dài ở F1 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ kiểu hình cây quả dài thu được ở F2

A. 1/36    B. 16/36    C. 1/18    D. 17/18

Câu 23: Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec?

A. Đột biến không xảy ra, quần thể đủ lớn để ngẫu phối.

B. Sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau.

C. Các quần thể cách li không hoàn toàn

D. Nếu nội phối xảy ra thì các kiểu gen đồng hợp có sức sống như nhau

Câu 24: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA: 50% Aa: 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2

A. 12,5%    B. 25%    C. 75%    D. 87,5%

Câu 25: Trường hợp nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

A. Đốt nhiên liệu hóa thạch

B. Sự hủy hoại dãy san hô

C. Nạn cháy rừng tràn lan

D. Nạn chặt phát rừng bừa bãi

Câu 26: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc những cơ thể sinh vật có hệ gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới gọi là

A. Kĩ thuật chuyển gen

B. Kĩ thuật phân cắt phôi

C. Công nghệ gen

D. Công nghệ tế bào động vật

Câu 27: Để duy trì cân bằng, tối thiểu một hệ sinh thái phải có

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật sản xuất và sinh vật phân hủy

C. Sinh vật sản xuất, động vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật phân hủy

D. Sinh vật sản xuất, động vật tiêu thụ bậc 2 và sinh vật phân hủy

Câu 28: Xác định tính chính xác của các nội dung dưới đây?

(1) Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là kìm hãm sự hình thành thoi phân bào.

(2) Một trong những thành tựu của công nghệ tế bào là tạo ra giống cừu có thể sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

(3) Cấy truyền phôi bò sẽ tạo ra những con bò có kiểu gen khác nhau.

A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai.

B. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.

C. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) sai.

D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) sai.

Câu 29: Bảng dưới đây cho biết đường kính của các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực:

Các mức độ xoắn Đường kính

1. Crômatit

2. ADN

3. Chuỗi nuclêxôm

4. Sợi chất nhiễm sắc

5. Sợi siêu xoắn

a) 300 nm

b) 11 nm

c) 30 nm

d) 700 nm

e) 2 nm

Hãy ghép các mức cấu trúc với đường kính tương ứng. Đáp án đúng là:

A. 1-d, 2- c, 3- e, 4- b, 5- a.

B. 1-c, 2- d, 3- b, 4- a, 5- e.

C. 1-e, 2- d, 3- c, 4- b, 5- a.

D. 1-d, 2- e, 3- b, 4- c, 5- a.

Câu 30: Có 3 tế bào sinh trứng có kiểu gen BD/bd XAY, khi giảm phân không xảy ra hoán vị gen có thể tạo được tối đa bao nhiêu loại trứng?

A. L    B.2.    C.3.    D. 4.

Câu 31: Trong lưới thức ăn bên, hãy xác định: a- Sinh vật sản xuất, b- Sinh vật phân huỷ, c- Sinh vật tiêu thụ bậc 1, d- động vật ăn tạp.

A. a- B ; b- A ; c- C ; d- D.

B. a-A ; b- B ; c- C ; d- D.

C. a- B ; b- A ; c- D ; d- C.

D. a- A ; b- C ; c- B ; d- D.

Câu 32: Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một bệnh do gen lặn nằm trên NST X quy định. Nếu cặp vợ chồng 1 và 2 có một con thì khả năng đứa trẻ (kí hiệu "?") mắc bệnh là bao nhiêu %? (ô vuông: là nam, hình tròn: là nữ; tô đen: bị bệnh, trắng: không bệnh).

A. 50% nếu là con gái; 50% nếu là con trai

B. 0% nếu là con gái; 50% nếu là con trai.

C. 50% nếu là con gái; 0% nếu là con trai.

D. 0% nếu là con gái; 0% nếu là con trai

Câu 33: Hình ảnh bên là ví dụ về

A. cách li sau hợp tử, lai xa.

B. cách li trước hợp tử, lai kinh tế.

C. cách li sau hợp tử, nội phối.

D. cách li trước hợp tử, lai xa.

Câu 34: Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào?

A. Cambri.    B. Đêvôn.    C. Xilua.    D. Than đá.

Câu 35: Sơ đồ bên mô tả hình thức biến động số lượng cá thể nào?

A. Theo chu kì mùa.

B. Theo chu kì nhiều năm.

C. Không theo chu kì.

D. Chu kì tuần trăng.

Câu 36: Có bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần thể?

(1) Nhóm tuổi

(2) Tỉ lệ giới tính

(3) Độ đa dạng

(4) Mật độ cá thê

(5) Sự phân tầng

(6) Loài đặc trưng

(7) Kiểu tăng trưởng

A. 3.    B. 4.    C. 5.    D. 6.

Câu 37: Khi khai thác quần thể cá gặp các hiện tượng sau: Ở quần thể 1 bắt được nhiêu cá bé ; ở quần thể 2, bắt được nhiều cá lớn, ít cá bé. Ở quần thể 3, số lượng cá lớn và cá bé bẳt được tương đương nhau. Quần thể nào không nên tiếp tục khai thác?

A. Quần thể 1.

B. Quần thể 2.

C. Quần thể 3.

D. Cả ba quần thể.

Câu 38: Hình ảnh bên cho thấy hình thức phân bố nào của quần thể?

A. Đồng đều.

B. Theo nhóm.

C. Ngẫu nhiên.

D. Không có kiểu nào ở trên.

Câu 39: Loài nào sau đây là sinh vật sản xuất?

A. Dây tơ hồng bám trên cây khác.

B. Rêu bám trên thân cây.

C. Nấm rơm, mộc nhĩ.

D. Nấm linh chi.

Câu 40: Một hồ nước giàu dinh dưỡng, đem thả vào đó một loài cá ăn động vật nôi thì sau một thời gian thấy hiện tượng phì dường không mong muốn. Nguyên nhân do cá

A. thải nhiều phân, gây ô nhiềm.

B. quậy đục nước làm tảo không quang hợp được.

C. chiếm đoạt không gian của cá khác.

D. khai thác quá mức động vật nổi.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C B A A B A B B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C C D C C B D B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án D D D D B C B C D C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A B A A B B A B B D

Hướng dẫn giải

Câu 12:

F1: AaBb.Xử lí F1 AaBb (2n) bằng coonsixin → F1 sau xử lí gồm AaBb (2n) và AaaaBBbb (4n). F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121: 11: 11: 1 = (11: 1 )(11: 1)

– Với tỉ lệ 11: 1 ở cặp tính trạng màu sắc quả → F2 có 12 tổng hợp giao tử = 6 x 2 → Trong 2 cây F1 đem lai phải có một cây cho 6 loại giao tử → kiểu gen là AAaa; cây còn lại cho 2 loại giao tử → kiểu gen Aa.

– Với tỉ lệ 11: 1 ở cặp tính trạng chiều cao cây → Kiểu gen BBbb và Bb. F1 đem lai: AaaaBBbb x AaBb → (1) đúng

Các phương án còn lại không đúng vì cơ thể đem lai là lệch bội không được tạo ra bằng consixin

Câu 20:

Áp dụng công thức: 2.2.1(2.2.1 + 1)/2 = 10 loại kiểu gen

Câu 22:

Quy ước A-B-: tròn, A-bb, aaB-, aabb: dài

Quả tròn lai phân tích: AaBb x aabb → AaBb: Aabb: aaBb: aabb

Tỉ lệ kiểu gen cây quả dài F1: 1/3Aabb: 1/3aaBb: 1/3aabb → cho tỉ lệ giao tử: 1/6Ab: 1/6aB: 4/6ab

Tỉ lệ cây quả dài F2 = 1 – (2.1/6.1/6) = 34/36 = 17/18.

0