14/01/2018, 14:10

Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học huyện Kinh Môn năm 2011 -2012

Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học huyện Kinh Môn năm 2011 -2012 Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học có đáp án Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học ...

Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học huyện Kinh Môn năm 2011 -2012

Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học

Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG môn Sinh học lớp 9 huyện Kinh Môn  năm 2011 - 2012 có 7 câu hỏi, làm trong thời gian 120 phút. Đề thi có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh có thể kiểm tra lại kết quả một cách linh hoạt, mời các bạn tham khảo.

UBND huyện Kinh Môn 
Phòng giáo dục và đào tạo
Đề kiểm tra số 1 chọn đội tuyển HSG lớp 9
Môn thi: Sinh học - năm học 2011 - 2012
(Thời gian 120 phút)

Câu 1 (1 điểm): Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai (cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường).

Câu 2 (1,5 điểm): Cho biết cơ chế sinh học xảy ra đối với một cặp NST tương đồng?

Câu 3 (1.5 điểm):

a) Những nguyên tắc nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã bảo đảm cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ?

b) Trong trường hợp nào ADN con sinh ra khác ADN mẹ? Hiện tượng ADN con sinh ra giống và khác ADN mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật ?

Câu 4 (1,5 điểm):

a) Kỹ thuật gen là gỡ? Kỹ thuật gen gồm những khõu cơ bản nào?

b) Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền.

Câu 5 (1,0 điểm): So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.

Câu 6 (1,5 điểm): Một tế bào chứa một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin.

a) Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen

b) Nếu tế bào giảm phân tạo giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp NST chứa gen núi trờn thỡ khi kết thỳc giảm phõn số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?

Câu 7 (2 điểm): Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định:

  • Số loại kiểu gen, số loại kiểu hình ở đời F1.
  • Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở đời F1.
  • Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1.
  • Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tớnh trạng trội và một tớnh trạng lặn ở đời F1.
  • Tỉ lệ đời con F1 mang 3 cặp gen dị hợp và một cặp đồng hợp trội.

Đáp án đề kiểm tra số 1 chọn đổi tuyển HSG lớp 9 môn Sinh học

Câu 1: (1,0đ)

TH1: Lai một cặp TT: Chịu chi phối của quy luật phân ly của Menđen. SĐL (0,25đ)

TH2: Lai 2 cặp TT 

  • Chịu chi phối của quy luật PLĐL. SĐL  (0,25đ)
  • Chịu sự chi phối của DT liên kết. SĐL. (0,25đ)
  • Chịu sự chi phối của DT máu. SĐL. (0,25đ)

Câu 2: (1,5đ)

Cơ chế tự nhân đôi: Tại kỳ trung gian của phân bào, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động. (0,25đ)

Cơ chế trao đổi đoạn: Tại kỳ đầu của giảm phânI, 2 NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau có thể trao đổi đoạn giữa 2 trong 4 crômatit. (0,25đ)

Cơ chế phân ly:

  • Tại kỳ sau của nguyên phân và giảm phânII: NST kép tách đôi ở tâm động thành 2 NST đơn mỗi NST đơn phân ly về một cực của tế bào...
  • Tại kỳ sau của giảm phânI: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân ly về một cực của tế bào.

Cơ chế tổ hợp tự do:Trong thụ tinh, sự phối hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực với các giao tử cái đã tạo lại cặp NST tương đồng ổn định ở thế hệ sau. (0,25đ)

Cơ chế đột biến dị bội: Do tác động gây đột biến 1 hoặc 1số cặp NST tạo ra thể dị bội.  (0,25đ)

Câu 3: (1,0đ)

a) NT: (0,5đ)

  • NTBS:
  • NTBBT:
  • NTKM:

b) Trong trường hợp quỏ trỡnh tự nhõn đôi bị rối loạn sẽ xảy ra hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ. (0,25đ)

Ý nghĩa: (0,25đ)

  • Hiện tượng ADN con sinh ra giống với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tượng di trưyền của sinh vật trong tự nhiên.
  • Hiện tượng ADN con sinh ra khác với ADN mẹ là cơ sở phân tử của hiện tượng biến dị của sinh vật trong tự nhiên.

Câu 4: (1,5đ)

a) Khái niệm: là các thao tác tác động lên ADN để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. (0,25đ)

Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: (0,5đ)

  • Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN làm thể chuyền từ vi khuẩn, virut.
  • Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
  • Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận và nghiên cứu sự biểu hiện của gen được chuyển.

b) Các loại biến dị đó là biến dị tổ hợp và thường biến. (0,25đ)

Phân loại

Biến dị tổ hợp Thường biến

Là sự tổ hợp các tính trạng, do có sự tổ hợp lại các gen ở P.

Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di truyền được. Là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.

Là những biến đổi kiểu hình của  1 kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của mt. (0,25đ)

Phát sinh trong đời sống cá thể, không di truyền. Giúp cơ thể thích ứng được với môi trường. (0,25đ)

Câu 5: (1,0đ)

a, Giống nhau:

Cấu tạo: Đều được cấu tạo từ 2 thành phần là phân tử ADN với 1 một loại prôtein là histon, có tính đặc trưng theo loài. Các cặp NST thường và NST giới tính XX đều là các cặp tương đồng gồm 2 chiếc giống nhau.  (0,25đ)

Về chức năng: Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể, có những hoạt động giống nhau trong phân bào như nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào phân ly về các cực của tế bào. (0,25đ)

b, Khác nhau:

  NST thường NST giới tính
Về cấu tạo Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n). Luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng. Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. Cặp XY là cặp không tương đồng. Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong loài (0,25đ)
Về chức năng Không quy định giới tính của cơ thể. Chứa gen quy định tính trạng thường không liên quan giới tính Có quy định giới tính. Chứa gen quy định tính trạng thường có liên quan yếu tố giới tính  (0,25đ)

Câu 6: (1,5đ)

a) Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.

Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)  (0,25đ)

Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:

A = T = 1200 (nu); G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)  (0,25đ)

Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:

A = T = 1350 (nu); G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)  (0,25đ)

b) Nếu tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi kết thúcc quá trình giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử không bình thường Aa và O. (0,25đ)

Số Nu mỗi loại trong các giao tử là:

Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu) (0,25đ)

G = X = 300 + 150 = 450 (nu)

Giao tử O: A = T = 0 (nu) (0,25đ)

G = X = 0 (nu) 

Câu 7: (2,0đ)

Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe.

Ở đời F1: Số loại kiểu gen: 34 = 81, số loại kiểu hỡnh: 24 = 16  (0,5đ)

Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở đời F1: 2/4.1/4.1/4.1/4 = 2/256  (0,5đ)

Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ ở F1: 175/256   (0,25đ)

Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1(A-B-D-ee, A-B-ddE-, A-bbD-E-, aaB-D-E-) 4.3/4.3/4.3/4.1/4 = 108/256  (0,25đ)

Tỉ lệ đời con F1 mang 3 cặp gen dị hợp và một cặp đồng hợp trội: 4.1/4.2/4.2/4.2/4 = 32/256 (0,5đ)

0