15/01/2018, 13:54

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường tiểu học Thành Tín năm học 2017-2018 có đáp án

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường tiểu học Thành Tín năm học 2017-2018 có đáp án Đề và đáp án hội thi Giáo viên dạy giỏi Đề và đáp án kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường Đề ...

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường tiểu học Thành Tín năm học 2017-2018 có đáp án

Đề và đáp án kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường tiểu học Thành Tín, Ninh Thuận năm học 2017-2018 gồm 3 phần: kiểm tra trắc nghiệm về hiểu biết văn bản pháp luật; kiến thức cơ bản và xử lý tình huống sư phạm. Đề kiểm tra có đáp án tham khảo đi kèm. Mời quý thầy cô tham khảo.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH PHƯỚC

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TÍN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)

I/. PHẦN TRẮC NGHIỆM VỀ HIỂU BIẾT VĂN BẢN QUY ĐỊNH (3,75 điểm)

Thầy (cô) hãy khoanh tròn vào ý mà cho là đúng nhất.

Chú ý: Không được bôi xóa

Câu 1: Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT30/2014 đổi tên của Điều 4 “Nguyên tắc đánh giá” đổi thành:

A. Mục đích đánh giá.
B. Yêu cầu đánh giá.
C. Mục tiêu đánh giá.
D. Nội dung đánh giá

Câu 2: Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT30/2014, hồ sơ đánh giá học sinh bao gồm:

A. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
B. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp; bài kiểm tra định kì.
C. Học bạ; bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp; bài kiểm tra định kì; phiếu hoặc sổ liên lạc.
D. Học bạ; sổ theo dõi chất lượng giáo dục; bài kiểm tra định kì; phiếu hoặc sổ liên lạc.

Câu 3: Điều lệ trường tiểu học được ban hành và đang thực hiện theo văn bản nào dưới đây?

A. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011.
B. Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010.
C. Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012.
D. Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007.

Câu 4: Tính đến tháng 10/2017 huyện Ninh Phước có bao nhiêu trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1?

A. 6 trường
B. 7 trường
C. 8 trường.

Câu 5: Năm học 2017-2018 (cả 03 cấp học) có bao nhiêu trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Phước?

A. 30 trường
B. 34 trường
C. 55 trường

Câu 6: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số giữa học kỳ I và giữa học kỳ II được quy định ở những khối lớp nào?

A. Khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3.
B. Khối lớp 4 và khối lớp 5.
C. Tất cả các khối lớp.

Câu 7: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ bằng điểm số những môn học nào ở cuối học kỳ I và cuối học kỳ II đối với tất cả các lớp 1, 2, 3, 4, 5?

A. Toán, Tiếng Việt.
B. Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử-Địa lý.
C. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.
D. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử-Địa lý, Ngoại ngữ.

Câu 8: Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo "Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Đánh giá định kỳ về học tập theo mấy mức, đó là các mức nào?

A. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C).
B. 02 mức: Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C).
C. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
D. 03 mức: Hoàn thành tốt (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).

Câu 9: Thời lượng dạy học ở lớp học 2 buổi/ngày:

A. 7 tiết/ngày
B. 8 tiết/ngày
C. Không quá 7 tiết/ngày

Câu 10: Đọc các đoạn văn bản có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90 – 100 chữ cái/ phút, đó là mức độ cần đạt của khối lớp nào?

A. Lớp 2
B. Lớp 3
C. Lớp 4
D. Lớp 5

Câu 11: Nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục năm học 2017 – 2018, gồm có:

A. 7 nhiệm vụ, 5 giải pháp
B. 8 nhiệm vụ, 5 giải pháp
C. 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp

Câu 12: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định học sinh Tiểu học có:

A. 5 quyền, 4 nhiệm vụ
B. 5 quyền, 5 nhiệm vụ
C. 6 quyền, 5 nhiệm vụ

Câu 13: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thành lập tổ chuyên môn phải có ít nhất:

A. 03 thành viên
B. 04 thành viên
C. 05 thành viên
D. 07 thành viên

Câu 14: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên có:

A. 4 quyền, 4 nhiệm vụ
B. 5 quyền, 4 nhiệm vụ
C. 5 quyền, 6 nhiệm vụ
D. 6 quyền, 6 nhiệm vụ

Câu 15: Tiêu chí “Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh” thuộc lĩnh vực nào của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học?

A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
B. Kiến thức
C. Kỹ năng sư phạm

II/. KIẾN THỨC CƠ BẢN (3 điểm)

1/. Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

a) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương khắp thủ đô.

b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.

2/. Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài là 95 mét. Chiều rộng bằng 2/5 chiều dài.

a) Tính chu vi của sân vận động?

b) Tính diện tích của sân vận động?

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

................................................................................

III/. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM (3,25 điểm)

TÌNH HUỐNG 1: Trong giờ hoc toán, tôi đang say sưa giảng bài, lớp cũng rất chăm chú nghe, bỗng tiếng chuông điện thoại reo. Tôi nghiêm giọng hỏi: - Điện thoại di động của ai vậy? Học sinh ngơ ngác. Tôi nhìn quanh lớp, để phát hiện là HS nào đang sử dụng điện thoại, nhưng không phát hiện được ai. Bỗng ở dưới lớp có tiếng: - Thưa cô, chắc là điện thoại của cô ạ! Tôi bỗng giật mình... (hôm qua vừa thay điện thoại mới, nên nhạc chuông điện thoại mình chưa quen.. giờ phải làm sao đây?) Nếu đồng chí là GV trên thì sẽ xử lí thế nào?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

TÌNH HUỐNG 2: Một học sinh lớp bạn được cả lớp bầu làm chủ tịch HĐTQ nhưng phụ huynh của em đó lại đến đề nghị với bạn là để em nghỉ vì họ sợ làm chủ tịch HĐTQ sẽ ảnh hưởng đến học tập của con. Bạn sẽ giải quyết thế nào ?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

PHẦN KIỂM TRA NĂNG LỰC

NĂM HỌC 2017-2018

I/. Phần trắc nghiệm: 3,75 điểm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Câu

Ý Đúng

 

Câu

Ý đúng

a

b

c

d

 

a

b

c

d

1

 

X

     

9

   

X

 

2

X

       

10

   

X

 

3

 

X

     

11

   

X

 

4

   

X

   

12

     

X

5

   

X

   

13

X

     

6

 

X

     

14

   

X

 

7

   

X

   

15

 

X

   

8

     

X

 

16

       

 I. PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN (3,0 điểm)

Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu //

           TN1                          TN2                         TN3                               TN4                          CN

vẫn nở, vấn vương khắp thủ đô. (0,75 điểm)

    VN1                VN2

b) Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng // qua lại rất nhộn nhịp. (0,75 điểm)

               TN1             TN2                   TN3                   CN                       VN

Chiều rộng của sân vận động là: (0.25)

(95 : 5) x 2 = 38 (m) (0.25)

Chu vi sân vận động là: (0.25)

(95 + 38) x 2 = 266 (m) (0.25)

Diện tích sân vận động là: (0.25)

95 x 38 = 3610 (m2) (0.25)

Đáp số: a) 266 m

             b) 3610 m2

III/ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (3,25 điểm)

TÌNH HUỐNG 1: (1,75 điểm) Hướng giải quyết: Nên nói thẳng là thầy (cô) mới mua điện thoại mới, nên chưa quen chuông,các em bỏ qua nhé. đừng tiếc 1 câu xin lỗi, không nên bối rối, hãy giữ bình tỉnh. Nên phổ biến thêm cho học sinh văn hóa sử dụng điện thoại nơi công sở, công cộng, nơi hội họp.

TÌNH HUỐNG 2: : (1,5 điểm) Trao đổi, giải thích với phụ huynh: đó là điều rất đáng mừng vì con họ có sự tin tưởng, mến phục của các bạn trong lớp mà không phải HS nào cũng có được. Mặt khác khi làm CT HĐTQ, con họ sẽ được thúc đẩy khả năng sáng tạo quản lý, trách nhiệm đối với bản thân và tập thể. Với những học sinh giỏi các em càng thêm trưởng thành, với học sinh học khá, trung bình... các em thêm cố gắng, tiến bộ để xứng đáng hơn với cương vị mình đảm nhiệm. Làm CT HĐTQ góp phần cải thiện hành vi, giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp cho các em ngay từ cấp tiểu học. Thực tế cho thấy nhiều học sinh bướng bỉnh, chưa ngoan cũng đã trở nên ngoan ngoãn và học giỏi hơn khi được làm cán bộ lớp.

0