Đề kiểm tra học kì I sử và địa 4: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Đề kiểm tra học kì I sử và địa 4: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? [Lịch sử và Địa lý lớp 4 kì 1 ] Đề kiểm tra học kì 1 môn lịch sử và địa lý lớp 4 của trường tiểu học An Trung: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? A. Lịch sử I. Phần trắc nghiệm ...
Đề kiểm tra học kì I sử và địa 4: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
[Lịch sử và Địa lý lớp 4 kì 1] Đề kiểm tra học kì 1 môn lịch sử và địa lý lớp 4 của trường tiểu học An Trung: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
A. Lịch sử
I. Phần trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
1: Năm 968, Ai đã dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng đế:
A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn
2: Lý Thái Tổ dời đô về Đại La (nay là Hà Nội) vào thời gian nào?:
A. năm 1005 B. năm 1011 C. năm 1010
3: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
A. Lạc Việt.
B. Đại Việt.
C.Đại Cồ Việt.
4: Đến đời vua Lý Thánh Tông, nước ta được đổi tên nước là gì?
A. Lạc Việt.
B. Đại Việt.
C.Đại Cồ Việt.
II. Phần tự luận
Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
B. Địa lý
I. Phần trắc nghiệm
1: Ruộng bậc thang thường được làm ở:
A. Đỉnh núi; B. Sườn núi; C. Dưới thung lũng.
2: Tác dụng của ruộng bậc thang là:
A. giữ nước
B. chống xói mòn
C. cả 2 ý trên
3: Một số dân tộc sống lâu đời ở tây nguyên là :
A. Thái, Mông, Dao. B. Ba na, Ê-Đê, Gia –rai, Xơ-đăng . C. Tày, Nùng.
4: Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào:
A. Sau mỗi vụ thu hoạch và dịp tiếp khách của cả buôn.
B.Dịp tiếp khách của cả buôn.
C.Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
II. Phần tự luận
Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là chính?
ĐÁP ÁN
Môn: Lịch sử
1 – B ; 2 – C ; 3 – C ; 4 – B
* Trả lời: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi
Môn: Địa lý
1 – B ; 2 – C ; 3 – B ; 4 – C
Trả lời: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm các nghề: Nghề nông, nghề thủ công và nghề khai thác khoáng sản. Trong đó nghề nông là nghề chính. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, … trên nương rẩy, ruộng bậc thang.