Đề kiểm tra học kì I - SBT
Bài 1 trang 40 Sách bài tập(SBT) Địa lý 12 Nêu đặc điểm vị tí địa lý của nước ta. Trả lời: * Vị trí địa lí: - VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông. - VN hoàn trong múi giờ số 7, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á Bài 2 trang 40 Sách bài tập(SBT) Địa lý 12 ...
Bài 1 trang 40 Sách bài tập(SBT) Địa lý 12
Nêu đặc điểm vị tí địa lý của nước ta.
Trả lời:
* Vị trí địa lí:
- VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông.
- VN hoàn trong múi giờ số 7, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
Bài 2 trang 40 Sách bài tập(SBT) Địa lý 12
Chứng minh rằng: ở nước ta địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Trả lời:
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta- đất nước nhiều đồi núi. Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắc-ma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta cảnh quan đồi núi đồ sộ và liên tục. Trong giai đoạn tân kiến tạo, vận động An-pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, chia thành nhiều bậc, cao ở Tây Bắc thấp dần ở Đông Nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng ở chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ.
Câu 3 trang 40 Sách bài tập (SBT) Địa lí 12
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy cho biết:
a) Vị trí, giới hạn của hai miền khí hậu Bắc Nam ở nước ta
b) Sự khác nhau cơ bản về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau đó ?
Trả lời:
a) Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa mưa và mùa khô (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, biên nhiệt độ nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
b) Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu của hai miền Nam - Bắc, thể hiện rõ nét qua ranh giới đèo Hải Vân.
Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh.
Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt.
Vị trí địa lí nước ta cũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc, điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23' B); điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34' B). Vì Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn miền Nam nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc,trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần Xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn.
Câu 4 trang 40 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12
Trình bày vị trí, đặc điểm của đai ôn đới gió mùa trên núi.
Trả lời:
- Độ cao: Trên 2600 m
- Khí hậu: Ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C mùa đông xuống dưới 50C
- Đất đai: Đất mùn thô
- Cảnh quan: chủ yếu là các loài thực vật ôn đới, đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Câu 5 trang 40 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12
Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta
Trả lời:
Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- Tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học.
Zaidap.com