Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Cao Dương, Hòa Bình
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Cao Dương, Hòa Bình Đề thi học kì II môn Vật lý lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý ...
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Cao Dương, Hòa Bình
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý
Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý dưới đây là đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Cao Dương, Hòa Bình có đáp án kèm theo. Đề thi này được Thư viện đề thi VnDoc sưu tầm và chọn lọc nhằm giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập kiến thức môn Vật lý, luyện tập nhằm chuẩn bị cho thi học kì 2, thi cuối kì. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong các kì thi sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 trường THCS Thăng Bình, Bình Dương năm học 2014 - 2015
Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Toán - Phòng Giáo dục Bảo Lộc, Lâm Đồng (Đề 3)
Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn tiếng Anh - THCS Nguyễn Huệ, Khánh Hòa
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II |
Câu 1: (1,5 điểm)
Viết công thức tính công suất? Giải thích và nêu đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức?
Câu 2: (1,5 điểm)
Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật?
Câu 3: (2,5 điểm)
Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống đều nóng lên? Tại sao?
Câu 4: (1 điểm)
Nói nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kg.K điều đó có nghĩa là gì?.
Câu 5: (3,5 điểm)
Một xoong nước bằng đồng có khối lượng 1kg chứa 3 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi xoong nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
(Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 (J/kg.k) của nước là 4200(J/kg.K)
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý
Câu 1: (1,5 điểm)
Công thức: P = A/t (1,0đ)
Trong đó: (0,5đ)
- P - là công suất, đơn vị W
- A - là công thực hiện, đơn vị J.
- t - là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây). t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).
Câu 2: (1,5 điểm)
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn (0,5đ)
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại (0,5đ)
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào (0,5đ)
Câu 3: (2,5 điểm)
- Đốt ở đáy ống (1,0đ)
- Vì lớp nước ở dưới đi lên, còn lớp nước ở trên đi xuống (0,5đ)
- Cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên (1,0đ)
Câu 4: (1 điểm)
Có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên 10C cần truyền nhiệt lượng 4.200 J.
Câu 5: (3,5 điểm)
Tóm tắt đúng (0,5đ)
m1 = 1kg m2 = 3kg t1 = 200C t2 = 1000C C1 = 380(J/kg.k) C2 = 4200(J/kg.k) |
Q = ? |
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước tăng từ 20oC - 100oC là: (1,0đ)
ADCT: Q1 = m1.c1.(t2 - t1) = 1.380.80 = 30400J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước tăng từ 20oC - 100oC là: (1,0đ)
ADCT: Q2 = m2.c2.(t2 - t1) = 3.4200.80 = 1008000J
- Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: (1,0đ)
Q = Q1 + Q2 = 30400 + 1008000 = 1038400J = 1038,4 (kJ)