14/01/2018, 21:06

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2015 trường THCS Trần Hưng Đạo, Thừa Thiên Huế

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2015 trường THCS Trần Hưng Đạo, Thừa Thiên Huế Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh Thư viện đề thi học kì 2 VNDOC xin ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2015 trường THCS Trần Hưng Đạo, Thừa Thiên Huế

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh

Thư viện đề thi học kì 2 VNDOC xin giới thiệu . Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 này được VnDoc sưu tầm và tổng hợp có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức môn sinh lớp 7, giúp các thầy cô tham khảo để có cơ sở ra đề thi. Mời thầy cô và các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai (Đề 7)

Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Đề số 2

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2015

 PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: SINH - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút 
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)

Em hãy phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất?

Câu 2:(1,5 điểm)

So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn với ếch ?

Câu 3: (2 điểm)

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Câu 4: (1,5 điểm)

Chim có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 5: (2 điểm)

Nêu đặc điểm chung của lớp thú ?

Câu 6: (1 điểm)

Bộ thú huyệt và bộ thú túi có những đặc điểm nào chưa hoàn chỉnh so với các bộ thú khác?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh

Câu 1 (1,5 điểm)

Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ:

  • Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi trước và hai chi sau dài tương đương nhau. (0,5đ)
  • Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước. (0,5đ)
  • Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi. (0,5đ)

Câu 2 (1,5 điểm)

  • Giống nhau: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt (1,0đ)
  • Khác nhau: Thằn lằn có vách hụt ở tâm thất , máu ít pha trộn hơn ếch. (0,5đ)

Câu 3 (2 điểm)

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

  • Thân hình thoi → Giảm sức cản không khí khi bay (0,25đ)
  • Chi trước biến thành cánh → Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh. (0,5đ)
  • Chi sau: 3 ngón, 1ngón sau, có vuốt → Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. (0,25đ)
  • Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng → Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện rộng. (0,25đ)
  • Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. (0,25đ)
  • Mỏ sừng bao lấy hàm không răng → Làm đầu chim nhẹ. (0,25đ)
  • Cổ dài, khớp đầu với thân → Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông. (0,25đ)

Câu 4 (1,5 điểm)

Vai trò của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người:

  • Lợi ích: (1,0đ)
    • Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
    • Cung cấp thực phẩm.
    • Làm đồ trang trí, chăn đệm, làm cảnh.
    • Huấn luyện săn mồi, du lịch.
    • Giúp phát tán cây rừng.
  • Tác hại: (0,5đ)
    • Ăn hạt, quả, động vật trung gian truyền bệnh…

Câu 5 (2 điểm)

Đặc điểm chung của lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất

  • Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa (0,5đ)
  • Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa 3 loại (0,5đ)
  • Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. (0,5đ)
  • Là động vật hằng nhiệt (0,5đ)

Câu 6 (1 điểm)

  • Bộ thú huyệt: đẻ trứng, chưa có núm vú (0,5đ)
  • Bộ thú túi: đẻ con rất nhỏ, phải nuôi trong túi ấp ở bụng tú mẹ (0,5đ)
0