14/01/2018, 15:03

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Nhằm giúp các bạn học ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo nhằm ôn tập môn Ngữ văn, chuẩn bị cho thi học kì 2, ôn thi cuối kì, VnDoc.com xin giới thiệu đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Châu Thành, Bến Tre. Chúc các bạn học tốt.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2013-2014 trường THCS Tam Lập, Bình Dương

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2015 trường THCS Nguyễn Tất Thành, Phú Yên

Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Châu Thành – Bến Tre

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 6
NĂM HỌC: 2014 - 2015

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm)

* Thí sinh đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu từ 1 đến 5 bằng cách chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?

Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...

(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)

Câu 1: Đoạn văn trên được kể bằng lời của nhân vật nào và theo ngôi kể thứ mấy?

A. Lời của Kiều Phương, ngôi thứ ba

B. Lời của tác giả, ngôi thứ nhất

C. Lời của người anh, ngôi thứ nhất

D. Lời của người mẹ, ngôi thứ nhất

Câu 2: Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?

A. 4                                B. 5                        C. 7                           D. 8

Câu 3: Từ "thôi miên" trong câu "Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi"." có nghĩa là gì?

A. nhìn bức tranh với vẻ xét nét, nghi ngờ

B. nhìn chăm chú vào dòng chữ đề trên bức tranh

C. quan sát kĩ càng, không bỏ sót một chi tiết nào trên bức tranh

D. nhìn như bị thu hút tất cả tâm trí vào dòng chữ đề trên bức tranh

Câu 4: Vì sao nhân vật tôi thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Vì em gái vẽ mình xấu quá.

B. Vì em gái vẽ mình đẹp hơn ngoài đời.

C. Vì em gái đã vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.

D. Vì em gái đã vẽ sai về mình.

Câu 5: Dòng nào sau đây có chủ ngữ được tạo từ một danh từ và vị ngữ được tạo từ một cụm động từ?

A. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi

B. Tôi giật sững người.

C. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.

D. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

* Thí sinh đọc và trả lời tiếp các câu từ 6 đến 8 bằng cách chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có sử dụng phó từ?

A. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.

B. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời.

C. Tre với người như thế đã mấy nghìn năm.

D. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

Câu 7: Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả?

A. Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết

B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định

C. Tả chi tiết đối tượng và nêu nhận xét, cảm nghĩ

D. Giới thiệu đối tượng, tả chi tiết theo thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ

Câu 8: Trong tình huống sau: Gia đình em chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp ở chỗ mới đến. Khi viết đơn, em sẽ gởi cho ai?

A. Thầy cô chủ nhiệm                           B. Ban giám hiệu nhà trường

C. Ủy ban nhân dân phường (xã)            D. Công an phường (xã)

II – PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ)

Câu 1: (3,0đ) Đọc đoạn văn trích dẫn sau rồi trả lời các câu hỏi cho bên dưới

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua...

(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào và do ai sáng tác?

b. Những phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?

c. Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để khắc họa hình ảnh nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn trích trên? Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của từng biện pháp tu từ ấy.

d. Trình bày nội dung chủ yếu của đoạn văn trích trên bằng một câu có đủ hai thành phần chính.

đ. Nêu thêm tên hai văn bản khác (kèm theo tên tác giả) mà em đã học trong SGK Ngữ văn 6, tập hai cùng thể loại với văn bản có đoạn văn trích dẫn trên.

Câu 2: (5,0đ) Hàng tuần em đều được tham dự một tiết sinh hoạt đội ở lớp. Hãy viết bài văn tả lại tiết học ấy.

Đáp án đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 6

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (tổng 2,0đ; mỗi câu đúng được 0,25đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A D C A C D B

II – PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ)

Câu 1: (3,0đ)

a. (0,5đ) đoạn văn trên được trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" do Tô Hoài sáng tác.

b. (0,5đ) Những phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là tự sự và miêu tả.

c. (1,0đ)

  • HS chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa qua cách để nhân vật xưng tôi và dùng những từ vốn sử dụng cho ngưởi để kể, tả Dế Mèn (0,25đ).
  • Hiệu quả sử dụng: Dế Mèn giống như một con người (0,25đ)
  • HS chỉ ra được biện pháp tu từ so sánh "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" (0,25đ). Hiệu quả sử dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sắc bén của những chiếc vuốt khi Dế Mèn dùng nó đạp vào các ngọn cỏ. (0,25đ)

d. (0,5đ) Trình bày nội dung chủ yếu của đoạn văn trích trên bằng một câu có đủ hai thành phần chính. Sau đây là một gợi ý: đoạn văn kể lại lời tự thuật đầy vẻ tự hào của Dế Mèn khi nói về sự phát triển thể chất nhanh chóng của mình.

đ. (0,5đ)Tên hai văn bản khác (kèm theo tên tác giả) mà em đã học trong SGK Ngữ văn 6, tập II cùng thể loại với văn bản có đoạn văn trích dẫn trên là:

  • Sông nước Cà Mau (đoàn Giỏi) (0,25đ)
  • Vượt thác (Võ Quảng) (0,25đ)

Câu 2: ( 5,0đ)

Yêu cầu:

* Hình thức: Học sinh viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

* Nội dung: Tả lại một tiết Sinh hoạt đội em được tham dự ở lớp

Tiêu chuẩn cho điểm:

* Nội dung: (4,0đ)

a. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu chung về một tiết Sinh hoạt đội em được tham dự ở lớp (tiết học được diễn ra khi nào? ở đâu? những ai tham gia và ai là người chủ trì?...)

b. Thân bài: (3,0đ) Lần lượt tả chi tiết về một tiết Sinh hoạt đội em được tham dự ở lớp. Sau đây là một gợi ý:

  • Tả không gian lớp học vào đầu tiết Sinh hoạt đội ( có điểm gì khác so với tiết học những môn văn hóa) (0,5đ)
  • Tả hoạt động của giáo viên Tổng phụ trách và đội viên, học sinh trong giờ Sinh hoạt đội (tiến trình tổ chức các hoạt động trong tiết học của giáo viên, thái độ tham gia hoạt động của đội viên, học sinh...) (2,0đ)
  • Tả kết thúc tiết học (0,5đ)

c. Kết bài: (0,5đ) Nêu cảm tưởng của em về tiết Sinh hoạt đội vừa được miêu tả. *Hình thức: (1,0đ)

  • đúng phương pháp (0,25 đ)
  • Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt (0,25đ)
  • Bố cục đầy đủ 3 phần (0,25đ)
  • Chữ viết dễ đọc, sạch sẽ (0,25đ)

* Lưu ý: Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

0