Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2013-2014 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2013-2014 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 11 có đáp án Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn là tài liệu VnDoc gửi ...
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2013-2014 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn
là tài liệu VnDoc gửi tới các bạn với mong muốn giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị cho kỳ thi học kì II sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt điểm cao trong kỳ thi học kỳ II sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015
Đề thi học kì II môn Toán lớp 11 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam năm học 2010-2011
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm 2015 trường THPT Lê Hồng Phong
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 -2014 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) |
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (3,0 điểm)
Câu 1. Tại sao nói Tản Đà là "người của hai thế kỉ" (Hoài Thanh)?
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (7,0 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 2.a hoặc 2.b)
Câu 2.a. Theo chương trình Chuẩn.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Ngữ văn 11 - tập hai, NXB Giáo dục, 2012. Tr22)
Câu 2.b. Theo chương trình Nâng cao.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?...
( Ngữ văn 11, Nâng cao - tập hai, NXB Giáo dục, 2012. Tr 46)
…………………Hết…………………
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.
Đáp án
Câu 1: Phần chung
Tản Đà tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. Quê: Làng Khê, Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây (nay là Ba Vì - Hà Nội) (0,5đ)
Dấu ấn " người của hai thế kỉ: (2,5đ)
- Sinh 1889 ( Thế kỉ XIX) mất 1939 (thế kỉ XX)
- Sinh ra khi Hán học đã tàn nhưng lớn lên khi Tây học mới bắt đầu
- Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến, từng theo học chữ Hán và con đường khoa cử nhưng viết văn bằng chữ quốc ngữ và sinh sống bằng nghề văn.
- Là nhà nho, nhưng lại có lối sống phóng khoáng, không chịu ép mình trong khuôn khổ, chơi ngông với cuộc đời.
- Sáng tác chủ yếu theo các thể loại cũ nhưng lại là người cho ra đời những bài thơ tự do và đem đến cho thơ ca một nguồn cảm xúc mới mẻ của cái tôi cá nhân.
Câu 2a: Theo chương trình chuẩn
I. Về kiến thức
1. Giới thiệu được vài nét về tác giả và tác phẩm (1,0)
- Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú, 1,0 được mệnh danh là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới".
- Bài thơ là lòng ham sống mãnh liệt, là niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẩm mỹ mới mẻ của XD.
- Bài thơ rút trong tập "Thơ thơ" (1938)- tập thơ đầu tay thể hiện đặc sắc của phong cách thơ XD trước cách mạng tháng Tám.
2. Bốn câu thơ đầu: Khát vọng kì lạ (1,5)
- Xưng hô: Tôi muốn => Một cái tôi mạnh mẽ, dứt khoát.
- Ước muốn táo bạo: Tắt nắng để giữ lại mầu sắc; Buộc gió để giữ lại hương thơm =>Giữ mãi cái thời tươi mơn mởn xuân thì của tạo vật.
→ Lời thơ ngắn gọn, nhịp điệu gấp gáp, điệp ngữ thể hiện một khát vọng táo bạo muốn "can dự vào quy luật muôn đời của tạo hóa để bất tử hóa cái đẹp.
* Chín câu tiếp: Thiên đường nơi trần thế (3,0)
- Thay đổi số chữ trong câu thơ: 5 chữ -> 8 chữ liền mạch => Chuyên trở dòng cảm xúc đang dâng trào
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên:
+ Điệp từ: Này đây => Phô bầy tất cả vẻ đẹp kì diệu của cõi trần thế.
+ Hình ảnh: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh, lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, thần vui hằng gõ cửa...
=> Một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng, mầu sắc, hương vị, âm thanh, vạn vật của mùa xuân như căng tràn sức sống, một khu vườn địa đàng ngay giữa chốn trần gian như chờ đợi, như chào mời, sẵn sàng dâng hiến vẻ đẹp thanh khiết cho con người.
- Cảm nhận mới mẻ: Ánh sáng chớp hàng mi , tháng giêng ngon như một cặp môi gần => Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ và độc đáo, lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp.
- Nỗi lo âu của thi nhân
+ Dấu chấm gữa dòng: Ngưng lại mạch cảm xúc đang tuôn trào.
+ Đối lập: Sung sướng >< vội vàng => Phản ánh một tâm trạng đầy mâu thuẫn: Vừa sung sướng, ngất ngây, vừa vội vàng thảng thốt. Đang sống giữa mùa xuân mà đã tiếc xuân, hoài xuân vì nhận ra tất cả chỉ thực sự thần tiên trong cái xuân thì của nó.
=> Cảm thức trong thơ XD thật tinh tế và tình yêu cao độ của thi nhân.
3. Nghệ thuật (0,5)
- Sự thay đổi số chữ trong câu thơ
- Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, so sánh táo bạo, mới mẻ
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ
- Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt
4. Đánh giá chung (1,0)
- Tình yêu thiết tha của thi sĩ với thiên đường nơi trần thế
- Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của XD
II. Về kỹ năng
- Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để làm bài văn NLVH.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, có liên hệ, mởrộng.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
- Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
Câu 2b: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. (7.0 đ)
1. Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm (1,0 đ)
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới
- Đây thôn Vĩ Dạ (in trong tập thơ Đau thương xuất bản năm 1938) là một bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, cũng là một thi phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết (1,5 đ)
- Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: Một câu hỏi, một lời trách nhàng, lời mời mọc ân cần và cả một niềm tiếc nuối
- Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
* Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa (1,5 đ)
- Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; dòng nước, hoa bắp gợi nỗi buồn hiu hắt.
- Hai câu sau tả dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.
3. Nghệ thuật (0,5)
- Trí tưởng tượng phong phú
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo
4. Đánh giá chung (1,0)
- Bài thơ là tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế
- Sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình cùng bút pháp tài hoa độc đáo của tác giả làm nên nét riêng của Đây thôn Vĩ Dạ.
II. Về kĩ năng
- Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để làm bài văn NLVH.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, có liên hệ, mở rộng.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
- Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...