14/01/2018, 21:16

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2013 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2013 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn Đề thi học kì 2 môn môn Ngữ Văn lớp 10 ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2013 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn

Đề thi học kì 2 môn môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2013-2014 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh để củng cố và nâng cao kiến thức ôn thi học kì II môn Văn lớp 10, ôn thi cuối năm. Chúc các bạn học tốt và đạt được kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 10 Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

Đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 10
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Ngữ Văn - Chương trình: Chuẩn
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

Nêu vị trí đoạn trích "Trao duyên"? Vì sao Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân?

Câu 2: (2 điểm)

Nêu khái niệm phép điệp? Nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3: (6 điểm)

Phân tích đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trong tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn

Câu 1 (2 điểm)

  • Học sinh nêu được vị trí đoạn trích Trao duyên từ câu 723 đến câu 756 của tác phẩm mở đầu cho cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều. (1 điểm)
  • Vì chữ hiếu Kiều phải bán mình chuộc cha, cứu gia đình nên không thể thực hiện lời thề ước với Kim Trọng. Nàng đành nhờ em gái Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm)

  • Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi cảm cho diễn đạt.
  • Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “buồn trông”.
  • Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu xanh.

Lưu ý: Học sinh nêu khái niệm 1 điểm, làm bài tập 1 điểm, chỉ ra phép điệp 0,5 điểm, nêu tác dụng 0,5 điểm.

Câu 3 (6 điểm)

Giáo viên tùy bài làm của học sinh mà linh động cho điểm

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài văn
  • Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,
  • Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

b/ Yêu cầu về kiến thức:

Mb: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích. (0,5 điểm)

Tb:

  • Học sinh làm rõ nỗi cô đơn, lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ. (2 điểm)
    • Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin.
    • Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn.
    • Nỗi sầu thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí.
    • Để thoát khỏi nỗi sầu nàng tìm đến công việc gì? Nàng có thoát khỏi nỗi buồn không?
  • Làm rõ nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ hướng tới người chồng ở chiến trường xa. (2 điểm)
    • Thể hiện qua khát khao gì? Chú ý từ ngữ, hình ảnh. Khao khát của nàng có được đền đáp không? vì sao?
  • Nghệ thuật: (1 điểm)
    • Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
    • Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

Kb: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả. (0,5 điểm)

0