Đề kiểm tra học kì 2 Địa 8 - SBT
Câu 4 trang 112 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8 Cho hình dưới đây: Em hãy: a, Nêu vị trí, giới hạn của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. b, Cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể chia ra làm mấy khu vực địa hình đó là những khu vực nào? c, Nêu lên các cao nguyên ...
Câu 4 trang 112 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Cho hình dưới đây:
Em hãy:
a, Nêu vị trí, giới hạn của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b, Cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể chia ra làm mấy khu vực địa hình đó là những khu vực nào?
c, Nêu lên các cao nguyên lớn, các đỉnh núi cao trên 2000m của khu vực địa hình núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Trả lời:
a, - Nằm ở phía nam nước ta, từ nam dãy Bạch Mã (Đà Nẵng) tới Cà Mau. (0,5 điểm)
- Các đảo và quần đảo lớn : quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa ; các đảo lớn : Thổ Chu, Phú Quốc. (0,25 điểm)
- Chiếm khoảng 50% diện tích của cả nước. (0.25 điểm)
b, Ba khu vực địa hình :
- Khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam, cao và đồ sộ. (0,5 điểm)
- Khu vực đồng bằng chân núi, nhỏ hẹp ven biển. (0,25 điểm)
- Khu vực đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. (0,25 điểm)
c, Các cao nguyên lớn: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông. (0,5 điểm)
Các đỉnh núi cao trên 2 OOOm : Ngọc Linh 2598 m, Vọng Phu 2051 m, Chư Yang Sin 2405 m. (0,5 điểm)
Câu 1. trang 110 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Em hãy kể tên 5 nước thành viên đầu tiên sáng lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Trả lời:
5 quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines.
Câu 2. trang 110 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Câu 2 (2,0 điểm) : Nêu mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á qua các giai đoạn phát triển. Các nước hợp tác với nhau dựa trên nguyên tắc nào?
Trả lời:
- Nguyên tắc hợp tác:
- 25 năm đầu : Hợp tác về quân sự (0,5 điểm)
- Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX : mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực cùng phát triển kinh tế - xã hội. (0,5 điểm)
- Nguyên tắc hợp tác : tự nguyên, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn. (1,0 điểm).
Câu 3. trang 111 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Nêu đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam. Tại sao khí hậu Việt Nam lại có những đặc điểm chung như vậy?
Trả lời:
Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam (2,0 điểm)
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Nhiệt độ cao quanh năm > 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam. Lượng bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 đến 3000 h/năm.
+ Lượng mưa lớn theo mùa, lượng mưa trung bình đạt 1500 - 2000 mm/năm. Có nơi tới 4802 mm/năm (Bắc Quang, Hà Giang).
+ Độ ẩm không khí lớnế
+ Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt : mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa đông); mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ).
- Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt.
+ Miền khí hậu phía Bắc từ dãy Bạch Mã (từ vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, một năm được chia thàiỊh hai mùa : mùa mưa và mùa khô tương phản nhau sâu sắc.
+ Khu vực phía đông dãy Trường Sơn thuộc Trung Bộ, mưa nhiều về thu đông.
+ Khí hậu khu vực Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu nước ta còn rất thất thường và biến động mạnh : năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít...
- Nguyên nhân
- Cực Bắc 23°23', cực Nam 8°34' ; nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc —> tính chất nhiệt đới.
- Nước ta nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á gió mùa, nơi tiếp xúc với các luồng gió mùa —> tính chất gió mùa.
- Địa hình đa dạng, độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Với 3260 km giáp Biển Đông (biển nhiệt đới), mùa hè chịu ảnh hưởng của gió biển ấm ẩm nên mưa nhiều và độ ẩm cao.
- Do các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En Ninô và La Nina đã làm tăng tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta
Câu 4.b trang 112 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Cho biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thể chia ra làm mấy khu vực địa hình, đó là những khu vực nào ?
Trả lời:
Ba khu vực địa hình :
- Khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam, cao và đồ sộ. (0,5 điểm)
- Khu vực đồng bằng chân núi, nhỏ hẹp ven biển. (0,25 điểm)
- Khu vực đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. (0,25 điểm)
Câu 4.c trang 112 Sách bài tập (SBT) Địa lí 8
Nêu tên các cao nguyên lớn, các đỉnh núi cao trên 2 000m của khu vực địa hình núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
Trả lời:
Các cao nguyên lớn: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông. (0,5 điểm)
Các đỉnh núi cao trên 2 OOOm : Ngọc Linh 2598 m, Vọng Phu 2051 m, Chư Yang Sin 2405 m. (0,5 điểm)
Zaidap.com