Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 có đáp án là tài liệu tham khảo ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6
có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Vật lý cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Vật lý. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý lớp 6 trường THCS Tân Thịnh năm 2011 - 2012
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VIỆT YÊN |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN THI: VẬT LÍ 6 Thời gian làm bài: 45 phút |
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1. (3 điểm) Hãy chọn những đáp án đúng trong các câu sau:
1. Đơn vị đo thể tích là gì?
A. Mét (m) B. Kilôgam (kg) C. Mét vuông (m2) D. Lít (l)
2. Dụng cụ dùng để đo lực là:
A. Cân đòn B. Bình chia độ C. Lực kế D. Cân đồng hồ
3. Một bạn dùng thước có ĐCNN là 0.5 dm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng:
A. 50,1 dm B. 50,2 dm C. 50,4 dm D. 50,5 dm
4. Biến dạng của vật nào sau đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo bị nén lại. B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Quả bóng đá đập vào cột dọc cầu môn. D. Sợi dây nhôm bị uốn cong.
5. Phương nào sau đây không phải là phương của trọng lực?
A. Phương thẳng đứng. B. Phương nằm ngang.
C. Phương của dây dọi. D. Phương theo đó các vật nặng đang rơi.
6. Muốn giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng để giảm độ lớn của lực kéo vật thì phải làm thế nào?
A. Tăng chiều dài, giảm chiều cao. B. Giảm chiều dài, giữ nguyên chiều cao.
C. Giảm chiều dài, tăng chiều cao. D. Tăng chiều cao, giữ nguyên chiều dài.
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật (1)........., hoặc làm vật bị (2)......
- (3).........của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.(4).........của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
B. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một cục nước đá có thể tích 500 cm3 và khối lượng 450 g.
a. Đổi đơn vị: thể tích 500 cm3 ra m3 và khối lượng 450g ra kg?
b. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước đá?
Câu 2: (1,5 điểm)
Một hòn bi sắt được treo trên một lò xo.
a. Có những lực nào tác dụng lên hòn bi?
b. Tại sao hòn bi có thể đứng yên?
Câu 3: (1,5 điểm)
Có một bình tràn, một chai nước, một bình chia độ. Hãy nêu các bước tiến hành đo thể tích của một quả trứng? (quả trứng không bỏ lọt bình chia độ)
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6
A. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Câu 1. (3 điểm). Mỗi ý học sinh trả lời đúng cho 0.5 điểm.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
C |
D |
D |
B |
A |
Câu 2. (2 điểm). Mỗi từ học sinh điền đúng cho 0,5 điểm.
1 |
2 |
3 |
4 |
Biến đổi chuyển động |
Biến dạng |
Giới hạn đo |
Độ chia nhỏ nhất |
B. TỰ LUẬN. (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Đổi đơn vị:
- 500 cm3 = 0,0005 m3
- 450g = 0,45 kg
b. Khối lượng riêng của cục nước đá:
D= m/V = 0,45/0,0005 = 900 kg/m3.
Trọng lượng riêng của cục nước đá:
d = 10. D = 900. 10 = 9000 N/m3.
(Thiếu hoặc sai đơn vị hoặc thiếu công thức trừ 0.25đ/ ý)
Câu 2: (1,5 điểm)
a. Có hai lực tác dụng lên hòn bi:
- Trọng lực
- Lực đàn hồi của lò xo
b. Hòn bi vẫn đứng yên vì nó chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực đàn hồi là hai lực cân bằng)
Câu 3: (1,5 điểm)
- Đổ nước từ chai vào bình chần cho đến điểm tràn.
- Hứng bình chia độ vào miệng bình tràn, rồi thả nhẹ quả trứng vào bình tràn.
- Đợi nước không chảy ra khỏi bình tràn nữa, đọc giả trị mực nước có trong bình chia độ chính bằng thể tích quả trứng.