Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2016 có đáp án 120 phút
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2016 có đáp án 120 phút Các em cùng tham khảo đáp án và đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2016: Có ý kiến cho rằng ‘Sống trên đời mất của cải là mất ít, mất bạn bè là mất nhiều, mất đi cái tình là mất tất cả’… I. PHẦN ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2016 có đáp án 120 phút
Các em cùng tham khảo đáp án và đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2016: Có ý kiến cho rằng ‘Sống trên đời mất của cải là mất ít, mất bạn bè là mất nhiều, mất đi cái tình là mất tất cả’…
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 5.0 điểm):
1: (1.0 điểm) Xác định phép tu từ trong câu ca dao sau đây:
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
Từ đó phát biểu nội dung ý nghĩa câu ca dao trên
2: (1.0 điểm) Anh chị hãy xác định các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau :
Đêm trăng anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng
3: (1.5 điểm) Chép lại bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão ( cả văn bản phiên âm và bản dịch thơ). Cho biết chủ đề bài thơ.
4: (1.5 điểm) Nguyễn Du viết hai câu thơ cuối trong bài thơ “ Độc Tiểu Thanh kí ” như sau:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?”
Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ trên.
II. Phần Riêng: (5.0 điểm) Học sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 5.a hoặc câu 5.b).
5.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng “ Sống trên đời mất của cải là mất ít, mất bạn bè là mất nhiều, mất đi cái tình là mất tất cả”.
Anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
5.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5.0 điểm)
“ Người hạnh phúc nhất là người tạo nhiều hạnh phúc cho kẻ khác”
( Denis Diderot- nhà văn Pháp)
Anh/ chị hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Hãy kể lại một câu chuyện của bản thân có liên quan đến ý nghĩa câu danh ngôn trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 10
1: (1.0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài ca dao:
- Xác định phép tu từ ẩn dụ qua “ cây cải” và “ rau răm” ( 0,5 điểm)
- Nội dung ý nghĩa: Sự mong manh đau khổ của kiếp người khi chịu cảnh sinh ly tử biệt
2: (1.0 điểm) Mỗi ý đúng( 0.25 điểm)
Xác định các nhân tố giao tiếp:
– Hoàn cảnh giao tiếp:Đêm trăng thanh thơ mộng
– Nhân vật giao tiếp: Đôi thanh niên nam nữ yêu nhau
– Nội dung giao tiếp:Bày tỏ bộc lộ tình cảm
– Phương tiện cách thức giao tiếp: dùng từ ngữ giao tiếp trực tiếp, giản dị gần gũi, giàu sức biểu cảm
3: (1.5 điểm)
– Chép lại chính xác bản phiên âm bài thơ.
– Cách cho điểm:Chép sai 01 từ trừ 0.25 điểm;viết sai 02 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm
4:(1.5 điểm)
-Tâm sự cô đơn lạc lõng không tìm được tri âm tri kỉ trong cuộc sống hiện tại.
-Tiếng khóc thể hiện mong ước hậu thế hiểu được nỗi oan khổ của người xưa.
-Tâm sự u uất của Nguyễn Du về cuộc đời và xã hội đương thời.
5a:(5.0điểm)
I)Yêu cầu chung:
Nắm phương pháp làm văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận hợp lí.
II)Yêu cầu cụ thể: Bài làm phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau đây:
1) Trình bày vấn đề:
– Ý kiến trên đề cao giá trị đạo đức con người, đó là tình người trong cuộc sống
2) Đánh giá :
– Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định:
– Vì sao trong cuộc sống con người cần phải sống có đạo đức và tình người?
-Nếu không có tình người thì cuộc sống con người sẽ ra sao?
3) Bàn bạc :
– Cần phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, bàng quan , chỉ nghĩ đến bản thân mình của một bộ phận người trong cuộc sống xã hội ngày nay
– Đề xuất thái độ sống của bản thân: cần rèn luyện, trau dồi đạo đức, sống có tình thương có trách nhiệm, biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
Câu 5b: (5.0 điểm):
- Đánh giá kĩ năng viết một đoạn văn tự sự với nội dung chủ định sẵn nhưng theo hướng mở
- Chú trọng các thao tác: Tóm tắt tác phẩm tự sự, phát biểu cảm nghĩ, cách hành văn mạch lạc.