22/02/2018, 22:56

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hoá 12 Sở GD & ĐT Quảng Bình năm 2015 có đáp…

Kính gửi thầy cô và các em Tham khảo đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Hóa Học năm 2015 dưới đây của Sở GD & ĐT Quảng Bình – có đáp án chi tiết. Đề gồm 30 câu, thời gian làm bài 45 phút. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Môn: Hóa Học- Lớp 12 ...

Kính gửi thầy cô và các em Tham khảo đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 môn Hóa Học năm 2015 dưới đây của Sở GD & ĐT Quảng Bình – có đáp án chi tiết. Đề gồm 30 câu, thời gian làm bài 45 phút.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH Đề Kiểm Tra Học Kì 1

Môn: Hóa Học- Lớp 12

Thời gian làm bài 45 phút

Phần I : Câu 1 đến câu 20 (mỗi câu 0,25đ)

Câu 1. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly    B. Ala-Ala-Gly-Gly  C.Ala-Gly-Gly    D. Gly-Ala-Gly

Câu 2. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ  đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2           B. trùng ngưng

C. tráng gương               D. thuỷ phân

Câu 3. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 1       B. 3         C. 2              D. 4

Câu 4. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

A. Anilin, amoniac, metylamin

B. Anilin, metylamin, amoniac

C. Amoniac, etylamin, anilin

D. Etylamin, anilin, amoniac

Câu 5. Chất nào sau đây có thể tác dụng được với HCl và NaOH?

A. axit axetic                   B. axit glutamic

C. axit ađipic                   D. axit oxalic

Câu 6. Metyl fomat có công thức là

A. HCOOCH=CH2       B. HCOOCH3

C. CH3COOCH3          D. HCOOC2H5

Câu 7. Trong các dung dịch :  CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. 2         B. 3           C. 4             D. 1

Câu 8. Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

A. 1          B. 3            C. 4             D. 2

Câu 9. Loại cacbohiđrat có trong máu người với nồng độ hầu như không đổi (khoảng 0,1%) là

A. Saccarozơ     B. Glucozơ     C. Tinh bột          D.Xenlulozơ

Câu 10. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 4         B.2           C.3           D.5

Câu 11. Kim loại sắt không tan trong dung dịch

A. H2SO 4 đặc, nóng       B. HNO3 đặc, nóng

C. H2SO4 loãng              D. HNO3 đặc, nguội

Câu 12.Tính chất hóa học chung của kim loại là

A. Tính lưỡng tính          B. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

C. Tính khử                  D. Tính oxi hóa

Câu 13. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại

A. Pb           B. Cu           C. Zn             D. Ag

Câu 14. Kim loại dẻo nhất là

A. Bạc         B. Nhôm            C. Chì             D. Vàng

Câu 15. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

A. glucozơ và glixerol              B. xà phòng và glixerol

C. xà phòng và ancol etylic         D. glucozơ và ancol etylic

Câu 16. Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poli(metyl metacrylat)            B. poliacrilonitrin

C. poli(vinyl clorua)                    D. polietilen

Câu 17. Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC3H7               B. HCOOC3H5

C. C2H5COOCH3             D. CH3COOC2H5

Câu 18. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

 A. nâu đỏ         B. xanh tím         C. vàng           D. hồng

Câu 19. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Polietilen                 B. Poli(vinyl clorua)

C. Poli(hexametylen ađipamit)          D. Polistiren

Câu 20. Tơ nitron (hay olon) dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron ?

A. H2N-[CH2]6-NH2                       B. H2N-[CH2]5-COOH

C. CH2=CH-CH3                      D. CH2=CH-CN

Phần II: Câu 21 đến câu 30 (mỗi câu 0,5đ)

Câu 21. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 g C2H5COOCH3 bằng dung dịch NaOH dư, sau phản ứng khối lượng muối thu được là

A. 8,2 g       B. 10,4 g         C. 9,6 g              D. 6,8 g

Câu 22. Tiến hành phản ứng tráng gương với dung dịch chứa 18 gam glucozơ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là

A. 10,8 gam      B. 43,2 gam     C. 32,4 gam      D. 21,6 gam

Câu 23. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 15 gam glyxin (NH2CH2COOH), cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 100          B. 50          C. 150       D. 200

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 8,96 lít     B. 11,20 lít        C. 4,48 lít          D. 17,92 lít

Câu 25. Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch KOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch KOH tối thiểu cần dùng là

A.400 ml       B. 150 ml        C. 300 ml          D.200 ml

Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 13 gam    B. 32,5  gam      C. 16,25 gam      D. 8,125 gam

Câu 27. Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là

A. 31,31                     B. 29,69

C. 28,89                     D. 17,19

Câu 28. Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là

A. 7,77 gam     B. 4,05 gam    C. 8,27 gam     D. 6,39 gam

Câu 29. Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng hoàn toàn với nước brom dư thu được kết tủa có khối lượng là

A. 17,2 gam     B. 33,0 gam      C. 33,3 gam    D. 25,1 gam

Câu 30. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu (giả sử toàn bộ kim loại đồng tạo ra đều bám hết lên thanh sắt). Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 11,2 gam      B. 5,6 gam       C. 8,4 gam      D. 6,4 gam

(Cho  Fe=56;Cu=64;Br=80;C=12;H=1;O=16;N=14;Al=27;Na=23;Zn=65;Mg=24;Ag=108;Cl=35,5)

——————–Hết——————–

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN HÓA 12 

Phần I: Câu 1 đến 20: mỗi câu 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D C A B B A D B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C C D B A D B C D

 Phần II: Câu 21 đến câu 30 : mỗi câu 0,5đ

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D D A C C B A B  

⇒ Tham khảo đề thi học kì 1 môn Toán 12 có đáp án


0