Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn GDCD - Hà Giang năm 2017
Đề thi khảo sát chất lượng học kì 1 lớp 7 môn giáo dục công dân năm học 2017 - 2018 của Sở GD Hà Giang có đáp án chi tiết. ...
Đề thi khảo sát chất lượng học kì 1 lớp 7 môn giáo dục công dân năm học 2017 - 2018 của Sở GD Hà Giang có đáp án chi tiết.
Xem thêm:
Đề thi kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2017 - Hà Giang
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh tròn vào ý đúng:
Câu 1. Trong các biểu hiện sau đây. theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
B. Nói năng cộc lốc, trống không.
C. Làm việc gì cũng sơ sài.
D. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
Câu 2. Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?
A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. B. Cây ngay không sợ chết đứng.
C. Ăn ngay nói thẳng. D. Gió chiều nào che chiều ấy.
Câu 3. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là đức tính:
A. Trung thực B. Tự trọng
C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 4. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết
B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên
C. Có thể không nói đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Câu 5. Trong những hành vi sau đây em đồng ý với hành vi nào thể hiện tính trung thực?
A. Làm hộ bài cho bạn.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Câu 6. Thấy bạn mở tài liệu trong giờ kiểm tra, nhưng không nói với thầy cô là biểu hiện:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Không trung thực D. Trung thực
Câu 7. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Gọi dạ bảo vâng D. Kính trên nhường dưới
Câu 8. Câu ca dao tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?
A. Trung thực B. Tự trọng
C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật
Câu 9. Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ người khác với thái độ kể cả, ban ơn
B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
D. Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ.
Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất sống giản dị:
A. Gọi dạ bảo vâng B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Ăn ngay nói thẳng D. Kính trên nhường dưới
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về lòng tự trọng?
A. Tự trọng là giấu những điều mà mình không biết
B. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình
C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người
D. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình
Câu 12. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
A. Không nói khuyết điểm của bản thân
B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
C. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
D. Gặp người lớn Nam chào lễ phép
Câu 13. Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.
C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.
B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.
Câu 14. Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín là ý nghĩa của:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Sống giản dị D. Trung thực
Câu 15. Người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là người có:
A. Tính tự tin B. Tính tự trọng
C. Tính tự kiêu D. Tính tự ái.
Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Gió chiều nào che chiều ấy B. Lời nói, gói vàng
C. Lá lành đùm lá rách D. Ăn chắc, mặc bền
Câu 17. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng ...
A. trắc ẩn B. hối hận
C. tha thứ D. nhân nghĩa
Câu 18. Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người?
A. Giúp đỡ người gặp khó khăn.
B. Chia sẻ nỗi buồn với người khác.
C. Đem lại niềm vui cho mọi người.
D. Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát.
Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm
B. Không quan tâm đến mọi người xung quanh
C. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn
D. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
Câu 20. Mặc dù nghèo khó nhưng ông Thanh vẫn cố vươn lên trong cuộc sống là biểu hiện:
A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng
C. Không trung thực D. Trung thực
Câu 21. Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải
B. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau
C. Không căm thù bất kì ai (Kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước)
D. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh
Câu 22. Biểu hiện nào là không tôn sư trọng đạo?
A. Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô
B. Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11
C. Vò nát bài kiểm tra, ném vào ngăn bàn khi bị điểm kém
D. Chăm học, vâng lời thầy cô.
Câu 23. Hành vi nào không biểu hiện tính tôn sư trọng đạo?
A. Trật tự nghe giảng bài B. Ăn uống trong lúc thầy cô đang giảng bài
C. Thăm lại thầy cô giáo cũ D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô
Câu 24. Tôn sư trọng đạo là tôn kính và biết ơn:
A. Thầy cô giáo cũ B. Thầy cô đang dạy mình
C. Những người làm thầy cô giáo D. Thầy cô giáo mới
Câu 25. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo?
A. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.
B. Gặp người lớn ngoài đường liền ngã mũ chào.
C. Đến thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
D. Vâng lời bố mẹ con học thật giỏi.
Câu 26. Thái độ kiểu cách, khách sáo là biểu hiện của:
A. Trung thực B. Sống giản dị
C. Tự trọng D. Không sống giản dị
Câu 27. Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?
A. Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại
B. Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại
C. Thấy người khác chết mà không cứu
D. Chẳng ăn được thì đạp đổ
Câu 28. Hành vi nào tsau đây thể hiện lòng khoan dung:
A. Đổ lỗi cho người khác
B. Hay chê bai người khác
C. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người
D. Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Thế nào là khoan dung ? Nêu ý nghĩa và cách rèn luyện.
Câu 2 (2,0 điểm): Dòng họ của Hòa bao đời nay không có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hòa cảm thấy xấu hổ và không bao giờ giới thiệu dòng họ mình với bạn bè.
Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?
Em sẽ góp ý gì cho Hoà?
Đáp án đề thi kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2017 - Hà Giang
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
D |
D |
C |
D |
B |
C |
A |
Câu |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
C |
A |
A |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
D |
A |
C |
Câu |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
C |
B |
C |
C |
D |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (1,0 điểm) |
- Khoan dung nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ mọi người với nhau trở lên lành mạnh, thân ái. - Cách rèn luyện: Mỗi chúng ta cần sống cởi mở gần gũi và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trê cơ sở những chuẩn mực xã hội. |
0,5
0,25 0,25 |
2 (2,0 điểm) |
- Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà vì dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết…ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình. - Góp ý cho Hoà: Hoà cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Không xấu hổ, tự ti mà hãy giới thiệu với bạn bè. Bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để làm vẻ vang dòng họ. |
1,0
1,0 |
Theo TTHN