Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2015 trường THCS Tân Sơn
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2015 trường THCS Tân Sơn Ma trận Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2015 trường THCS Tân Sơn: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB có độ dài 8cm, vậy độ dài đoạn thẳng IA bằng bao nhiêu? TRƯỜNG THCS TÂN SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC ...
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2015 trường THCS Tân Sơn
Ma trận Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2015 trường THCS Tân Sơn: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB có độ dài 8cm, vậy độ dài đoạn thẳng IA bằng bao nhiêu?
TRƯỜNG THCS TÂN SƠN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn Toán 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Ma trận ra đề kiểm tra tự luận – trắc nghiệm
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Thấp | Cao | ||||
Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con | Học sinh hiểu và đoán nhận được số phần tử của tập hợp. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5% | 1 0.5 5% | |||
Ghi số tự nhiên | Học sinh hiểu được thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, số nào liền trước, số nào liền sau. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5% | 1 0.5 5% | |||
Dấu hiệu chia hết cho 2; cho 3; cho 5 và cho 9 | Học sinh nhận biết được đâu là số chia hết cho 2; cho 3; cho 5 và cho 9 | Học sinh vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; cho 3; cho 5 và cho 9 để làm các bài tập đơn giản. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5% | ½ 0.5 5% | 1,5 1 10% | ||
Số nguyên tố. Hợp số | Học sinh nhận biết được đâu là số nguyên tố, hợp số. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5% | 1 0.5 5% | |||
ƯCLN, BCNN | Vận dụng cách tìm BC thông qua tìm BCNN. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 1.5 15% | 1 1.5 15% | |||
Thứ tự trong tập hợp các số nguyên | Học sinh vận dụng các tính chất về thứ tự trong tập hợp các số nguyên để sắp xếp các số nguyên. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 2 20% | 1 2 20% | |||
Phép cộng hai số nguyên | Vận dụng quy tắc cộng hai số nguyên để thực hiện các phép tính cho trước và bài toán tìm x. | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1,5 1.5 15% | 1,5 1.5 15% | |||
Đoạn thẳng | Nhận biết được độ dài trung điểm của đoạn thẳng cho trước | Vận dụng kiến thức về độ dài đoạn thẳng để biết điểm nằm giữa hai điểm – Tính được độ dài đoạn thẳng khi biết điểm nằm giữa hai điểm. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0.5 5% | 1 2 20% | 2 2.5 25% | ||
Tổng Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 1.5 15% | 2 1 10% | 5 7.5 20% | 10 10 100% |
TRƯỜNG THCS TÂN SƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn Toán 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Trắc nghiệm ( 3 điểm)
1: Số phần tử của tập hợp là:
A. 4
B.5
C.6
D.7
2: Số liền sau số 17 là:
A. 16
B.17
C.18
D.19
3: Trong các số sau: 123; 35; 27; 84 số nào chia hết cho 2?
A. 123
B.35
C.27
D.84
4: Kết quả của phép tính: (-17) + 23 + (-6) là:
A. 0
B.– 6
C.23
D.-17
5: Trong các số sau: 12; 24; 31; 56 số nào là số nguyên tố?
A. 56
B.31
C.24
D.12
6: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB có độ dài 8cm, vậy độ dài đoạn thẳng IA bằng bao nhiêu?
A. 2cm
B.4cm
C.6cm
D.8cm
Tự luận ( 7 điểm)
1: (1,5 điểm)
a/ Điền chữ số vào dấu * để được số ¯12* chia hết cho 5.
b/ Tìm x biết: 12 + x = 7 – (-8)
2: (1,5 điểm) Tìm BCNN(12;18), rồi tìm BC(12,18)
3: (2 điểm)
a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 3; -15; 6; 1; 8; -7.
b/ Tìm số đối của các số: -6; 8; 0; |-7|.
4 (2 điểm)
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho: OA = 2 cm; OB = 4 cm
a/ Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b/ So sánh OA và AB.
c/ Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 6 NĂM HỌC 2015 – 2016
Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
1B; 2C; 3D; 4A; 5B; 6B
Phần tự luận:
1( 1,5 điểm)
a/ Để được số ¯12* chia hết cho 5, ta có thể thay * = 0 hoặc * =5 (0,5 điểm)
b/ 12 + x = 7 – (-8)
12 + x = 15
x = 15 – 12
x = 3
2 (1,5 điểm)
Tìm BCNN(12,18)
+ 12 = 22 . 3 ; 18 = 2.32
+ Thừa số nguyên tố chung và riêng: 2 và 3
+ BCNN(12,18) = 22.32 = 4.9 = 36
BC(12,18) là bội của BCNN(12,18) nên ta có:
BC(12,18) = B(36) ={0;26;72;108;…}
3 ( 2 điểm)
a/ Các số nguyên được sắp xếp như sau: -15;-7; 1; 3; 6; 8
b/ Số đối của -6 là 6
Số đối của 8 là -8
Số đối của 0 là 0
Số đối của |-7| là -7
4 ( 2 điểm)
Vẽ hình:
a) Ta có: OA = 2 cm ; OB= 4 cm
Suy ra: Trên tia Ox có: OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
b) A nằm giữa O và B nên ta có:
OA + AB = OB
2+ AB = 4
AB = 4 – 2
AB = 2 cm
Ta có: OA = AB = 2 cm
c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB
vì A nằm giữa hai điểm O và B; và AO = AB
Tân Sơn, ngày 08/12/2015
Duyệt của BGH Duyệt của Tổ chuyên môn Người ra đề – đáp án
Đinh Thái Hà
Nguồn đề thi và đáp án tham khảo của trường THCS Tân Sơn – Phú Thọ.