14/01/2018, 13:57

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị Đề thi học kì I môn Văn lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn là đề thi học kì I lớp 6 môn văn, có ...

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

là đề thi học kì I lớp 6 môn văn, có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn giúp các bạn ôn tập và nâng cao kiến thức Văn học, nhằm học tốt môn Văn 6 cũng như chuẩn bị tốt cho các kì thi.

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2013 - 2014 huyện Hải Lăng, Quảng Trị

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử năm 2014 - 2015 huyện Hải Lăng, Quảng Trị

PHÒNG GD&ĐT
HẢI LĂNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút

 Câu 1 (2 điểm):

a) Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên hai truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?

b) Hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết "bọc trăm trứng" trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên?

Câu 2 (2 điểm):

a) Hãy cho biết "mọi phép thần thông" là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? Từ nào là từ trung tâm của cụm đó?

b) Đặt 1 câu có chứa cụm danh từ.

Câu 3 (6 điểm): Hãy đóng vai Thạch Sanh (truyện Thạch Sanh) để kể lại câu chuyện từ đầu đến khi Thạch Sanh giết chằn tinh và bị Lí Thông cướp công./.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn

Câu 1 (2 điểm):

a/ Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích: (0,5 điểm)

Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật động vật (mang tính cách hoặc nói năng như con người).

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- HS nêu đúng tên 2 truyện cổ tích đã học ở lớp 6: (0,5 điểm)

Có thể kể tên 2 trong các truyện cổ tích sau: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng...

b/ Ý nghĩa của chi tiết "bọc trăm trứng": Nhằm giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. Qua đó kêu gọi mọi người, mọi dân tộc trên đất nước ta phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà. (1 điểm)

Câu 2 (2 điểm):

a) Cụm "mọi phép thần thông" là cụm danh từ (0,5đ); từ phép là từ trung tâm của cụm danh từ đó (0,5đ).

b) HS đặt 1 câu đúng ngữ pháp, có chứa cụm danh từ như yêu cầu. (1 điểm)

Câu 3 (6 điểm):

1/ Yêu cầu:

HS kể được các nhân vật, sự kiện, hành động chính trong truyện phù hợp giới hạn đề ra, phải biết thay đổi ngôi kể, lời kể, cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

  • Giới thiệu hoàn cảnh của "tôi" (Thạch Sanh).
  • Trường hợp tôi gặp Lí Thông. Lí Thông gạ gẫm kết nghĩa anh em, tôi đồng ý.
  • Tôi về ở cùng mẹ con Lí Thông, một hôm cả tin, đi canh miếu thờ thay cho anh ta.
  • Tôi đến canh miếu, nửa đêm chằn tinh hiện ra định vồ lấy tôi, nhờ có võ nghệ tôi đã đánh và giết được chằn tinh, chặt đầu mang về nhà báo cho mẹ con Lí Thông.
  • Mẹ con Lí Thông hoảng sợ, sau khi hiểu rõ sự tình đã âm mưu cướp công của tôi.
  • Tôi tin lời nói của Lí Thông là thật, vội vã từ giã mẹ con họ trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa.
  • Suy nghĩ của tôi trước mưu mô của Lí Thông.

2/ Biểu điểm: (6,0 điểm).

  • Điểm 5,5-6,0: Bài làm hoàn chỉnh, đảm bảo tốt các nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Hành văn giàu cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Điểm 4,5-5,0: Bài làm khá hoàn chỉnh, đảm bảo được nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Diễn đạt trôi chảy, dùng từ chính xác, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Điểm 3,0-4,0: Bài làm có mở bài, kết bài, đảm bảo được tương đối nội dung cơ bản trên. Văn viết diễn đạt rõ ý, sạch sẽ, sai không quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Điểm 0-2,5: Bài làm chưa hoàn chỉnh, nội dung nghèo nàn. Văn viết lủng củng, diễn đạt không rõ ý, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Bài làm lạc đề, bỏ bài.

Lưu ý: Tùy mức độ bài làm của HS, giáo viên chấm điểm linh hoạt, hợp lý.

0