Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Long Hòa năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Long Hòa năm học 2017 - 2018 Đề thi giữa học kì I môn Vật lý lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lý lớp 6 Mời quý thầy cô cùng các em học ...
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường THCS Long Hòa năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lý lớp 6
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo bài do VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu này không chỉ hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Lý 6 khác nhau cũng như các câu trắc nghiệm Vật lý lớp 6.
A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án đúng ở các câu sau:
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
A. ca đong và bình chia độ.
B. bình tràn và bình chứa.
C. bình tràn và ca đong.
D. bình chứa và bình chia độ.
Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là
A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
B. giá trị lớn nhất ghi trên bình
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
Câu 4: Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg số đó cho ta biết gì?
A. Thể tích của túi bột giặt
B. Sức nặng của tuí bột giặt
C. Chiều dài của túi bột giặt.
D. Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 5: Đơn vị đo lực là
A. ki-lô-gam. B. mét. C. mi-li-lít. D. niu-tơn.
Câu 6: Trọng lực là
A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất
B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. TỰ LUẬN:
Câu 7(1,5đ):
a) Nêu các bước chính để đo độ dài?
b) Nêu cách đo bề dày của một tờ giấy?
Câu 8(1,25đ): Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ.
a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của hòn đá?
b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
Câu 9(2,5đ):
a) Nêu 1 ví dụ về tác dụng đẩy hoặc kéo của lực?
b) Nêu 1 ví dụ về tác dụng của lực làm cho vật chuyển động nhanh dần hoặc vật chuyển động chậm dần.
Câu 10(1,75đ): Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lý lớp 6
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
A |
B |
D |
D |
C |
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7.
a) Các bước chính để đo độ dài là: 0,75đ
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
- Đọc, ghi kết quả đo theo đúng quy định.
b) Cách đo bề dày của một tờ giấy: 0,75đ
- Xếp một số tờ giấy (khoảng vài chục tờ) chồng khít lên nhau tạo thành xếp giấy.
- Dùng thước đo bề dày của cả xếp giấy
- Lấy kết quả đo được chia cho số tờ giấy ta được bề dày của một tờ giấy.
Câu 8.
a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm bình tràn và nước.
b. Cách xác định thể tích của hòn đá:
Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá,
ví dụ:
+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá.
+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá.
+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá.
Câu 9.
a) Ví dụ về tác dụng đẩy của lực:
Dùng tay ném quả bóng vào tường, quả bóng tác dụng lực đẩy vào tường, tường tác dụng lại quả bóng cũng một lực đẩy theo chiều ngược lại và có cùng độ lớn, làm quả bóng bật trở ra.
b) Ví dụ về tác dụng của lực làm cho việc chuyển động nhanh dần:
Thả vật nặng rơi, trọng lực tác dụng lên vật nặng làm cho nó chuyển động nhanh dần.
(HS lấy ví dụ khác mà đúng, GV vẫn cho điểm tối đa)
Câu 10.
Quyển sách nằm trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực là: Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn. (0,5đ)
- Trọng lực có phương thẳng đứng, và có chiều hướng về phía Trái Đất. (0,25đ)
- Lực đẩy của mặt bàn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lờn trờn, và có cường độ bằng cường độ của trọng lực. (0,5đ)
- Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn là hai lực cân bằng. (0,25đ)
- Quyển sách nằm yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. (0,25đ)