Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 3 (Đề 6)
Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Ở nước ta có những đứt gãy nào? A. Sông Hồng, sông Chảy B. Sông Hồng, sông Cửu Long C. Sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ D. Sông Đồng Nai, sông Cửu Long Câu 2: (0,5 điểm) Uốn nếp là một hiện tượng : A. Do lực nằm ngang ...
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm) Ở nước ta có những đứt gãy nào?
A. Sông Hồng, sông Chảy
B. Sông Hồng, sông Cửu Long
C. Sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ
D. Sông Đồng Nai, sông Cửu Long
Câu 2: (0,5 điểm) Uốn nếp là một hiện tượng :
A. Do lực nằm ngang
B. Do vùng đá cứng, độ dẻo cao
C. Thành các dãy núi uốn nép
D. Các ý trên đúng
Câu 3: (0,5 điểm) Hiện tượng đứt gãy là:
A. Lực thẳng đứng, ở vùng đá mềm.
B. Lực nằm ngang, ở vùng đá có độ dẻo cao.
C. Lực nằm ngang, ở vùng đá cứng.
D. Lực thẳng và lực nằm ngang, ở vùng đá cứng.
Câu 4: (0,5 điểm) Đo cường độ động đất theo thang địa chấn Mee-ca-ei được chia thành mấy cấp:
A. 10 B. 11
C. 12 D. 13
Câu 5: (0,5 điểm) Đo cường độ động đất theo thang địa chấn Richte được chia thành mấy cấp:
A. 9 B. 10
C. 11 D. 12
Câu 6: (0,5 điểm) Tác động ngoại lực được thể hiện ở quá trình nào?(theo thứ tự).
A. Phong hóa- bóc mòn- vận chuyển- bồi tụ
B. Bóc mòn- vận chuyển- bồi tụ- phong hóa
C. Vận chuyển- bồi tụ- phong hóa- bóc mòn
D. Phong hóa- vận chuyển- bồi tụ- bóc mòn
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (4 điểm) Phong hóa là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản của phong hóa lí học và phong hóa hóa học.
Câu 2: (3 điểm) Vì sao cường độ phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | C | C | A | A |
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (4 điểm)
a. Phong hóa là quá trình phân hủy, làm thay đổi thành phần hóa học của đá, khoáng vật dưới tác động của nước, nhiệt độ, sinh vật.
b. Sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học là:
- Phong hóa lí học: không làm thay đổi thành phần hóa học của đá.
- Phong hóa hóa học: làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Câu 2: (3 điểm)
Cường độ phong hóa lại xảy ra nhanh nhất ở bề mặt Trái Đất là:
- Vì ở mặt đất đá trực tiếp nhận năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Mặt đá là nơi tiếp xúc trực tiếp với khi quyển, thủy quyển và sinh quyển.
- Hoạt động của con người cũng góp phần phá hủy đá, phạm vị rộng khắp nhưng cường độ mạnh mẽ nhất khi con người khai thác khoáng sản, xây dựng đường giao thông.
Các Đề kiểm tra Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10