Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 3 (Đề 10)
Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày khác nhau. A. Ở cực khoảng 8km ở xích đạo 16km B. Ở cực khoảng 6km ở xích đạo 10km C. Ở cực khoảng 14km ở xích đạo 20km D. Các ý trên sai Câu 2: (0,5 điểm) Ở tầng ...
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm) Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày khác nhau.
A. Ở cực khoảng 8km ở xích đạo 16km
B. Ở cực khoảng 6km ở xích đạo 10km
C. Ở cực khoảng 14km ở xích đạo 20km
D. Các ý trên sai
Câu 2: (0,5 điểm) Ở tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
A. Đúng B. Sai
Câu 3: (0,5 điểm) Lớp ozôn tập trung chủ yếu ở tầng nào?
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng giữa
D. Tầng ngoài
Câu 4: (0,5 điểm) Tầng nào của khí quyển chiếm ¾ lượng hơi nước?
A. Tầng bình lưu
B. Tầng đối lưu
C. Tầng giữa
D. Tầng ngoài
Câu 5: (0,5 điểm) Không khí khô và chuyển động theo chiều ngang là ở tầng khí quyển nào?
A. Tầng bình lưu
B. Tầng giữa
C. Tầng đối lưu
D. Tầng Ion
Câu 6: (0,5 điểm) Vì sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o cao hơn ở xích đạo?
A. Ở xích đạo năng lượng bức xạ Mặt Trời suy giảm nhiều
B. Xích đạo có diện tích đại dương lớn và rừng nhiều.
C. Ý A và B đúng
D. Ý A và B sai.
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (0,5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học hay giải thích sự thay đổi nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ.
Câu 2: (0.5 điểm) Hãy nêu sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự từ Bắc tới Nam trên Trái Đất .
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | A | B | B | A | C |
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (4 điểm)
* Giải thích sự thay dổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ:
- Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình giảm.
- Nguyên nhân: là càng lên vĩ độ cao độ cao góc chiếu sáng Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
* Giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ:
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt độ càng lớn.
- Nguyên nhân:
+Càng lên vĩ độ cao chênh lệch: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ngày và đêm trong năm càng lớn.
+Vĩ độ cao:
• Mùa hạ: góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài( gần 6 tháng ở cực).
• Mùa đông:góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o và thời gian chiếu sáng lại ít dần (6 tháng ở địa cực).
Câu 2: (3 điểm)
Sự phân bố các khối khí và Frông theo trình tự từ Bắc tới Nam trên Trái Đất như sau:
Không khí ở tầng đối lưu tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí.
* Các khối khí: có bốn khối chính
-Khối khí cực, rất lạnh (A)
-Khối khí ôn đới lạnh (P)
-Khối khí chí xuyên rất nóng (T)
-Khối khí xích đạo nóng ẩm (E)
+Từng khối khí có Kiều hải dương (ẩm) kí hiệu là m
Kiểu lục địa (khô) kí hiệu là c
+Khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu là khối khí hải dương kí hiệu là Em
*Các Frông (kí hiệu F): có 2 frông cơ bản
- Frông địa cực (FA)
- Frông ôn đới (FP)
Các Đề kiểm tra Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10