Đề kiểm tra chương 1 môn Vật Lý lớp 10 năm 2016
Đề kiểm tra chương 1 môn Vật Lý lớp 10 năm 2016 Đề kiểm tra môn Vật lí lớp 10 chương 1 năm 2016: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây? KIỂM TRA LÝ 10 CHƯƠNG I Thời gian: 90 phút. I. TRẮC NGHIỆM ...
Đề kiểm tra chương 1 môn Vật Lý lớp 10 năm 2016
Đề kiểm tra môn Vật lí lớp 10 chương 1 năm 2016: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây?
KIỂM TRA LÝ 10 CHƯƠNG I
Thời gian: 90 phút.
I. TRẮC NGHIỆM ( 30 câu :5đ )
1: Những vật nào trong các trường hợp sau được coi như là chất điểm?
A.Trái Đất đang chuyển động quanh Mặt Trời
B.Ô tô đang chuyển động trên đường từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.
C.Chuyển động của người đi xe đạp trên đoạn đường Phong Niên – Tuy Hòa.
D.Tất cả các chuyển động trên.
2: Chọn kết luận đúng
A.Một vật là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không thay đổi.
B.Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người trên đường thấy đầu van chuyển động vẽ thành một đường tròn.
C.Tọa độ của một điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O đến điểm đó.
C.Tất cả đều đúng.
3: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
A. 12,5m/s
B.8m/s
C.4m/s
D.0,2m/s
4: Vật chuyển động thẳng đều với phương trình: (tọa độ tính bằng m thời gian tính bằng s). Chọn kết luận đúng.
A.Tại thời điểm t = 1s vật có tọa độ x = 8m; vận tốc v = 3m/s.
B.Sau 1s, vật đi được quãng đường 8m.
C.Lúc t = 2s, vật có tọa độ 11m, quãng đường vật đi được 11m.
D.Thời điểm t = 0, vật bắt đầu chuyển động, từ gốc tọa độ.
5: Chọn kết luận SAI: Vật chuyển động thẳng đều có phương trình: ( tọa độ tính bằng m thời gian tính bằng s).
A.Lúc t = 0, vật ở cách gốc tọa độ 10m, chuyển động ngược chiều dương.
B.Sau 2,5s vật đi qua gốc tọa độ.
C.Sau 2,5s vật dừng lại.
D.Trong suốt quá trình chuyển động vật luôn chuyển động ngược chiều dương với vận tốc 4m/s.
6: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 3 + 80t.
B.x = 80 – 3t.
C.x = 3 – 80t.
D.x = 80t.
7: Trong các đường biểu diễn sau, đường biểu diễn nào mô tả chuyển động thẳng đều?
8: Lúc 6h một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với vận tốc 30 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Phương trình chuyển động của ô tô là:
A.x = 30 + 30t ( km;h)
B.x = 30 – 30t ( km;h)
C.x = 30t ( km;h)
D.x = – 30t ( km;h)
9: Lúc 7h một ô tô chuyển động thẳng đều từ A đến B với vận tốc 72 km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h. Phương trình chuyển động của ô tô là:
A.x = 72t ( km-h);
B.x = – 72t ( km-h);
C.x = 72 – 72t ( km-h);
D.x = 72t – 72 ( km-h)
10: Chọn kết luận đúng
A.Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường luôn tỷ lệ thuận với vận tốc.
B.Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường luôn tỷ lệ thuận với thời gian t.
C.Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D.Tất cả A,B,c đều đúng.
11: Trong chuyển động thẳng đều: Chọn kết luận đúng.
A.tọa độ x luôn tỷ lệ thuận với thời gian t chuyển động.
B.phương trình chuyển động x = v.t.
C.đồ thị tọa độ – thời gian là đường thẳng song song trục thời gian.
D.tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
12: Vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình:
x = 5t2 + 3t + 30 , tọa độ tính bằng m, thời gian tính bằng s. Tọa độ ban đầu x0; vận tốc đầu v0; gia tốc a của chuyển động là:
A.x0 = 5m; v0 = 3m/s; a = 30m/s2.
B.x0 = 30m; v0 = 5m/s; a = 3m/s2.
C.x0 = 30m; v0 = 3m/s; a = 10m/s2.
D.x0 = 30m; v0 = 3m/s; a = 5m/s2.
13: Vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình: x = 2t2 – 32 , tọa độ tính bằng m, thời gian tính bằng s. Hãy chọn nhận định đúng.
A.Khi t = 0, vật cách gốc tọa độ 32m.
B.Sau 5s, vật đi được quãng đường 18m.
C.Đây là chuyển động thẳng chậm dần đều.
D.Sau 4s vật có tọa độ bằng 0.
14: Một xe đạp đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 4m/s bỗng hãm phanh và đi chậm dần đều. Mỗi giây vận tốc giảm 0,1m/s. Vận tốc của xe sau khi hãm 10 s là:
A.3m/s
B.2m/s
C.1m/s
D.Dừng lại.
15: Phương trình chuyển động thẳng là:
A.x = x0 + v0t + at2;
B.x = x0 + v0t – at2;
C.x = x0 + v0t ;
D.Tất cả A,B,C đều đúng.
16: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A.a.v > 0.
B.a.v < 0.
C.a > 0.
D.a < 0.
17: Chuyển động của vật được xem là chất điểm khi:
A. Vật có kích thước nhỏ như một điểm.
B.Vật chuyển động tịnh tiến.
C.Vật có kích thước quá nhỏ so với chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật.
D.Cả 3 trường hợp trên.
18: Một người đi bộ, một giờ đầu đi với vận tốc trung bình 5km/h, hai giờ sau đi với vận tốc trung bình 6,5km/h. Vận tốc trung bình trong suốt quá trình chuyển động là.
A. 5,57km/h;
B.6km/h;
C.7km/h;
D.9km/h.
19: Vận tốc chuyển động có tính tương đối vì:
A. Vận tốc chuyển động được đo một cách gần đúng chứ không tuyệt đối chính xác được.
B.Quá trình chuyển động vận tốc thay đổi lúc nhanh lúc chậm.
C.Cùng một vận tốc chuyển động nhưng có người cho nhanh có người cho là chậm.
D.Vận tốc của chuyển động không có giá trị nhất định mà tùy thuộc vào hệ quy chiếu.
20: Ba điểm A,B,C trên trục xx’ như hình vẽ. AB = 20km, BC = 30km. Lúc 7 giờ một xe qua B và đi về C với vận tốc 20km/h. Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian lúc 7 giờ , chiều dương từ A đến C, phương trình chuyển động của xe:
A.x = 20(t- 7) ( km – h);
B.x = 20 + 20(t – 7) (km –h).
C.x = 20 + 20t ( km – h );
D.x = 20t(km – h)
21: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì vào ga nên lái tàu cho tàu chuyển động chậm dần đều và sau 1phút thì tàu dừng hẳn, gia tốc của tàu khi vào ga có độ lớn:
A.0,9km/s2;
B.15m/s2;
C.0,25m/s2 ;
D.5m/s2.
22: Chọn kết luận đúng. Trong sự rơi tự do:
A. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B.Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C.Ở cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do như nhau.
D.Tất cả đều đúng.
23: Gia tốc rơi tự do chỉ phụ thuộc:
A.vĩ độ.
B.độ cao.
C.cả A,B đều đúng.
D.cả A,B đều sai.
24: Vật rơi tự do từ độ cao 20m so mặt đất. Thời gian vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
A.1s.
B.2s.
C.3s.
D.4s.
25: Thả hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 2s. Nếu thả hòn đá từ độ cao 4h xuống đất hòn đá rơi trong bao lâu? ( giả sử hòn đá rơi tự do)
A.4s.
B.s.
C.2s.
D.16s.
26: Một chiếc xe đạp chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính R với tốc độ dài v. Xe chạy một vòng hết 2 phút. Nếu xe cũng chuyển động đều với tốc độ trên,trên đường tròn bán kính R/2 mất bao nhiêu thời gian?
A.1 phút.
B.2 phút.
C.4 phút
D.3 phút.
27: Trong chuyển động tròn đều:
A. ω = 2πT
B. r = ω/t
C.v = aht.r.
D.aht = w2.r.
28: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là:
A.0,5 km.
B.3,6 km.
C.4,0 km.
D.5,0 km.
29: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi?
30: Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông cách nhau 18 km. Cho biết vận tốc ca nô đối với nước là 16,2km/h và vận tốc của nước đối với bờ sông là 5,4km/h. Hỏi khoảng thời gian t để một ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B rồi chạy ngược dòng trở về A bằng bao nhiêu?
A. t = 1 giờ 40 phút
B.t = 1 giờ 20 phút
C.t = 2 giờ 30 phút
D.t = 2giờ 10 phút
II. TỰ LUẬN ( 2 câu :5đ )
1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h= 80m so với mặt đất. Cùng lúc đó tại độ cao , người ta ném một vật thứ 2. Thì hai vật chạm đất cùng lúc. Chọn gốc tọa độ là lúc thả vật 1, chiều dương hướng xuống, g= 10m/s2 .
a. Viết phương trình chuyển động hai vật
b. Tính vận tốc chạm đất hai vật
c. Tính khoảng cách hai vật sau 2s kể từ lúc thả vật.
2: Hai vị trí A,B cách nhau 560m.Cùng một lúc, xe I bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A với gia tốc 0,4 m/s2 đi về B, xe II qua B với vận tốc 10 m/s chuyển động chậm dần đều về phía A với gia tốc 0,2 m/2. Chọn gốc tọa độ A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc xe I bắt đầu chuyển động.
a. Viết phương trình tọa độ của hai xe
b. Xác định thời điểm và nơi hai xe gặp nhau.
c. Xác định thời điểm vật A ở B và vật B ở A.