13/01/2018, 20:05

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2015 Môn văn Lớp 10

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2015 Môn văn Lớp 10 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2014-2015 MÔN VĂN LỚP 10 MÔN : NGỮ VĂN 10 ( Cơ bản) Thời gian: 90 phút 1 ( 2,0 điểm) a) Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? b) Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện ...

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm học 2015 Môn văn Lớp 10

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2014-2015 MÔN VĂN LỚP 10

MÔN : NGỮ VĂN 10 ( Cơ bản)

Thời gian: 90 phút

1 ( 2,0 điểm)

a)     Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

b)    Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây:

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

2 (1,0 điểm)

 “Đến lúc này, Mtao Mxây  bảo  Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.”

Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại nào của Văn học dân gian Viện Nam? Nội dung chính của đoạn trích?

 3 ( 3,0 điểm)

Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm : “Học đi đôi với hành.”

4 (4,0 điểm)

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải- Ngữ văn 9, tập 2)

Phân tích đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời qua cảm xúc của nhà thơ.


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2014-2015 MÔN VĂN LỚP 10

1: (2 điểm)

a)     Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. (1,0)

b)    Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao: (1,0)

–         Nhân vật giao tiếp: cách xưng hô “thiếp”, “chàng” cho ta biết đó là đôi lứa yêu nhau ở làng quê Việt Nam.

–         Hoàn cảnh giao tiếp: đêm khuya, không gian thơ mộng, trữ tình cho các cuộc hát đối đáp, trao duyên.

–         Nội dung giao tiếp: cô gái mượn chuyện “cau xanh”, “trầu vàng” để nói chuyện kết duyên.

–         Mục đích giao tiếp: bộc lộ tình cảm.

–         Cách thức giao tiếp: hát đối- đáp, mượn hình ảnh sự vật để bày tỏ tình cảm.

2: (1 điểm)

– Đoạn trích trên trích từ văn bản: Chiến thắng Mtao Mxây  (Đăm Săn- sử  thi Tây Nguyên) (0,25)

Thể loại: sử thi ( sử  thi anh hùng) (0,25)

– Nội dung: cuộc chiến giữa hai vị tù trưởng, Đăm Săn chiến đấu với sức mạnh phi thường còn Mtao Mxây yếu đuối, kém cõi phải cầu cứu Hơ Nhị. (0,5)

 

3: (3 điểm) Bài viết của HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1.Yêu cầu về kỹ năng

– Nắm vững kiểu bài văn nghị luận xã hội.

– Trình bày ngăn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.

– Bố cục rõ ràng.

– Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

2. yêu cầu về kiến thức:

  1. 1.     Giải thích:

–         Học: thu nhận kiến thức, kỹ năng.

–         Hành: áp dụng lí thuyết vào thức tế.

–         “Học đi đôi với hành”: học và hành phải gắn liền nhau. Đây là cách để việc học có kết quả cao và việc thực hành thật sự có ích cho bản thân và xã hội.

  1. 2.     Lí giải:

a.Vai trò của việc “học”:

– Là phương thức thực hiện  tích lũy kiến thức.

– Là con đường tiếp nhận và rèn luyện kỹ năng.

=> giúp người học tự khẳng định mình và tìm được chỗ đứng trong xã hội.

b. Vai trò của việc “hành”:

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.

– Nâng cao vốn hiểu biết.

– Là thước đo của việc học.

c. Hiệu quả của sự kết hợp “học đi đôi với hành”:

– Hai hoạt động này có thể hỗ trợ nhau để mỗi hoạt động đều trở nên có hiệu quả hơn.

– Khi “học đi đôi với hành”,mỗi người có thể tự kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bản thân.

3. Đánh giá:

– Đây là phương châm đúng đắn vì nó tạo được sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành khi ứng dụng trong đời sống.

– Phương châm có tính ứng dụng cao vì đây là con đường tiếp thu và vận dụng tri thức, kĩ năng cho tất cả mọi người.

4. Liên hệ, mở rộng: HS tự vận dụng từ chính bản thân. VD: ứng dụng của việc học kiến thức văn hoá trong cách sống, ứng xử hằng ngày.

0