Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Võ Văn Kiệt, Đắk R' Lấp năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Võ Văn Kiệt, Đắk R' Lấp năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử lớp 7 có đáp án Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 ...
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Võ Văn Kiệt, Đắk R' Lấp năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2015 - 2016 trường THCS Võ Văn Kiệt, Đắk R' Lấp là đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sử có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Quỳnh Hồng năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh năm 2015 - 2016
Bài test: Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Võ Văn Kiệt, Đắk R' Lấp năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT ĐĂKR'LẤP
TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau - mỗi câu đúng là 0,25đ
1. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi và Nguyễn Trãi nổ ra vào thời gian nào? ở đâu?
A. năm 1417, ở Lam Sơn- Thanh Hóa
B. năm 1418, ở Chí Linh- Thanh Hóa
C. năm 1418, ở Lam Sơn- Thanh Hóa
D. Năm 1418, ở Lam Sơn- Hà Tĩnh
2. Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì?
A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến
B. Giúp Lê Lợi đóng quân an toàn
C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng
D. Câu B và C đúng.
3. Chiến thắng nào quyết định trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tốt Động - Chúc Động (1426)
B. Chi Lăng - Xương Giang (1427)
C. Chí Linh (1424)
D. Diễn Châu (1425)
4. Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. 1418 - 1428 B. 1417 - 1427 C. 1418 - 1427 D.1417 - 1428
5. Nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành:
A. 12 đạo B. 12 lộ C.12 phủ D. 13 đạo thừa tuyên
6. Dưới thời Lê Sơ hệ tư tưởng nào sau đây chiếm vị trí độc tôn?
A. Phật Giáo B. Nho Giáo C. Thiên chúa Giáo D. Đạo giáo
7. Vị vua nào anh minh nhất thời Lê sơ?
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Thái Tông D. Lê Nhân Tông
8. Thời Lê Sơ Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩmnào sau đây?
A. Đại Việt sử kí
B. Đại Việt sử kí toàn thư
C.Sử kí tục biên
D. cả A và B
9. Điền vào chỗ còn trống: 0.5đ
Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là..............hay........................
10. Ghép các chữ cái đứng trước các ý ở cột I với cột II cho đúng 0.5đ
B- TỰ LUẬN: 7đ
CÂU 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh – Nguyễn? Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến ở thế kỉ XVI – XVII ? 3,5đ
CÂU 2: Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ? 3,5đ
Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
A-TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | C | B | C | D | B | B | B |
Câu 9: Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức
Câu 10: A-2 ; B-1; C-3
B - TỰ LUẬN:
Câu 1:
* Nguyên nhân chiến tranh Nam - Bắc triều :1đ
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc => Bắc triều.
- Năm 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua lập ra Nam triều. Hai bên đánh nhau liên miên gây ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn: 1đ
- Năm 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.
- Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, Quảng Nam.
Hình thành thế lực họ Nguyễn.
- Đàng Ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh .
- Đàng trong chúa Nguyễn cai quản.
Hậu quả: 1,5đ
Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế ,văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước đời sống nhân dân rất khổ cực.Đất nước bị chia cắt lâu dài.
Câu 2:
Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở đàng Trong thế kỉ XVIII cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp ND đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng sâu sắc.
Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: "lấy của người giàu chia cho người nghèo", Xoá nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế.