Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 Đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 có đáp án Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 ...
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
gồm 33 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập phần lịch sử thế giới hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017
100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12
THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT |
Mã đề 111
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Nhân vật nào không có mặt tại Hội nghị Ianta?
A. Rudơven B. Đờgôn C. Xtalin D. Sớcsin
Câu 2: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Xan-phran-xi-xco (Mĩ) 4/1945.
B. Hội nghị lanta (Liên Xô) 9/2/1945.
C. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức) 7/1945.
D. A, B đúng.
Câu 3: Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta"?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
D. Tất cả các lí do trên
Câu 4: Các nước đã tham gia hội nghị Ianta
A. Anh, Pháp, Mĩ B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc
C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ D. Liên Xô, Anh, Mĩ
Câu 5. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc:
A. Xan Phơranxixcô. B. Niu Ióoc.
C. Oasinhtơn. D. Caliphoócnia.
Câu 6. Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc:
A. Tháng 9 - 1967. B. Tháng 9 – 1977.
C. Tháng 9 - 1987. D. Tháng 9 - 1997.
Câu 7. Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:
A. 24/10/1945. B. 4/10/1946.
C. 20/11/1945. D. 27/7/1945.
Câu 8: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?
A. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
B. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
C. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC)
Câu 9. Hãy chọn câu đúng nhất để viết tiếp về Iuri Gagarin: Iuri Gagarin là:
A. Người đầu tiên bay lên sao hỏa
B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ
D. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Câu 10. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 11. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Hòa bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 12: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ?
A. Mở rộng lãnh thổ. B. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. D. Khống chế các nước khác.
Câu 13: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 - 1950 là:
A. Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.
B. Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
C. Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ.
D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
Câu 14: Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
A. Tháng 10 – 1948 B. Tháng 10 - 1949
C. Tháng 10 – 1950 D. Tháng 10 - 1951.
Câu 15: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
A. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
B. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
D. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
Câu 16. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
A. Ngày 8-8-1967. B. Ngày 8-8-1977.
C. Ngày 8-8-1987. D. Ngày 8-8-1997.
Câu 17. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979:
A. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. Đối đầu căng thẳng,
C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 18: Từ cuối những năm 70 của TK XX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa đế quốc.
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
Câu 19: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi:
A. Năm 1960 "Năm châu Phi".
B. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
C. 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
D. Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
Câu 20: Năm được gọi là "Năm châu Phi":
A. Năm 1954. B. Năm 1956.
C. Năm 1960. D. Năm 1958.
Câu 21: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi. Vì sao?
A. Tất cả các nước châu Phi đêu giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lựợt tan rã.
C. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
Câu 22: Vì sao Mĩ La Tinh được gọi là "lục địa bùng cháy" từ sau CTTG II?
A. Ở Mĩ La Tinh thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B. Ở Mĩ La Tinh có nhiều núi lửa hoạt động.
C. Ở Mĩ La Tinh có cách mạng Cuba bùng nổ.
D. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống Mĩ.
Câu 23. Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La tinh:
A. Từ năm 1945 đến năm 1959
B. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX,
C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX.
D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen – xơn Man – đê – la:
A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
B. Chiến sĩ nỗi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An – giê – ri
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng – gô – la
Câu 25: Sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" được biểu hiện rõ nhất ở thời điểm nào?
A. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một nước siêu cường và kinh tế.
B. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 180 tỉ USD).
C. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.
D. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản.
Câu 26: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất?
A. Cải cách hiến pháp B. Cải cách ruộng đất
C. Cải cách giáo dục D. Cải cách văn hóa
Câu 27: Trong sự phát triển "thần kì của Nhật Bản" có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật
B. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt
C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ
D. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản
Câu 28: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. Quân sự hóa nền kinh tế.
D. Tập trung sản xuất và tư bản cao
Câu 29: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
A. Mĩ - Anh - Pháp. B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. D. Mĩ - Đức - Nhật Bản
Câu 30: Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào?
A. Tháng 2/1945 B. Ngày 12/3/1947
C. Tháng 7/1947 D. Ngày 4/4/1949
Câu 31: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 1949 nhằm:
A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam
D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Câu 32: Thời gian thành lập khối thị trường chung Châu Âu (EEC)
A. Tháng 1-1949 B. Tháng 5-1955
C. Tháng 3-1957 D. Tháng 3-1958
Câu 33: Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời điểm nào?
A. Năm 1976. B. Năm 1995.
C. Năm 2004. D. Năm 2006.
Đáp án đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
Đáp án mã đề 111
1 |
B |
8 |
A |
15 |
C |
22 |
D |
29 |
C |
2 |
A |
9 |
C |
16 |
A |
23 |
B |
30 |
B |
3 |
B |
10 |
B |
17 |
B |
24 |
A |
31 |
A |
4 |
D |
11 |
B |
18 |
C |
25 |
D |
32 |
C |
5 |
B |
12 |
B |
19 |
C |
26 |
B |
33 |
B |
6 |
B |
13 |
A |
20 |
C |
27 |
A |
|
|
7 |
A |
14 |
B |
21 |
C |
28 |
A |
|