14/01/2018, 18:44

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 ...

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

. Đề thi do các thầy cô giáo thuộc tổ Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trung Trực biên soạn. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
BÀI VĂN VIẾT SỐ 1
Thời gian làm bài: 45 phút

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời tâm sự của Nick Vujicic: "Tật nguyền lớn nhất trong đời là khi mất hy vọng. Hãy tin tôi đi, mất hy vọng tồi tệ hơn nhiều so với việc chỉ mất chân tay"

------Hết---------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT VĂN SỐ 1

I. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

II. Yêu cầu cụ thể:

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cũng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
  • Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời tâm sự của Nick Vucijic
  • Điểm 0,5: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (6,0 điểm):

* Điểm 6,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận

b. Thân bài:

  • Giải thích câu nói.
    • Tật nguyền là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiện, là những người dị tật, tàn tật, khuyết tật
    • Hy vọng: Tin tưởng, mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến
    • Câu nói đề cao vai trò của hy vọng, của niềm tin, ý chí, nghị lực trong đời sống
  • Bàn luận:
    • Những tật nguyền, những khiếm khuyết trên cơ thể là một mất mát lớn. Nhưng nó dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực ... Nó không đáng sợ.
    • Những người mất hy vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực, tâm hồn đen tối, tù túng, yếu đuối ... là người khiếm khuyết tâm hồn. Khiếm khuyết tâm hồn vô hình nên khó sửa chữa và dễ dẫn con người đến với sự thất bại, sự tuyệt vọng, bế tắc. Mất tâm hồn sẽ mất nhân cách. Nó là mầm tai họa nên thật đáng sợ.
    • Vai trò, ý nghĩa của niềm hy vọng, niềm tin, của ý chí, nghị lực sống.
      • Hy vọng, ý chí, nghị lực sống giúp vượt qua mọi thử thách
      • Niềm hy vọng làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa cuộc đời.
    • Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, tích cực, giúp con người biết cách phấn đấu để hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm giá.
  • Mở rộng vấn đề.
    • Phê phán lối sống lệch lạc, bi quan, hoài nghi, chán nản...
    • Phương hướng:
      • Bồi dưỡng tâm hồn là việc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Cần phải nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là cho thế hệ trẻ
      • Rèn luyện ý chí, nghị lực sống, luôn đặt niềm tin và hy vọng

c. Kết luận: Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Sống phải có niềm tin và hy vọng

* Điểm 4,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

* Điểm 3,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 2,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

4. Sáng tạo (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,5: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,5: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
BÀI VĂN VIẾT SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút

Sau hành động gây sốc của nam thanh niên sống ảo tự đốt mình rồi nhảy xuống kênh Tân Hóa, nhiều bạn trẻ Việt xem cụm từ Like là làm như một trào lưu.

Từ vấn đề trên, anh /chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

--------Hết-----------
Cán bộ coi thoi không giải thích gì thêm

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT VĂN SỐ 2

I. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

I. Yêu cầu cụ thể:

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cũng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
  • Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
  • Điểm 0,5: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (6,0 điểm):

* Điểm 6,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn: vấn đề thanh niên sống ảo.

b. Thân bài

* Giải thích: Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống

* Bàn luận về hiện tượng

  • Thực trạng vấn đề (câu chuyện chàng thanh niên câu like). Đây là hiện tượng mang tính phổ biến trong thời gian gần đây. Không chỉ chụp hình khoe dáng, khoe sắc đẹp, nhiều bạn  trẻ còn đắm chìm trong thế giới ảo với nhiều biểu hiện như: Khoe giàu, khoe sang, khoe người yêu,... trong khi thực tế lại khác xa so với những bức hình trên mạng. Họ coi đó là niềm vui, và hài lòng với những like, comment của cộng đồng mạng... điển hình là hành động "câu like rẻ tiền" của nam thanh niên tự thiêu. Anh chàng đăng ảnh chụp tự sướng kèm theo lời đề nghị: "Bức hình này đủ 40k like, tôi đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem".
  • Nguyên nhân của lối sống ảo:
    • Khách quan: Tác dụng ngược của mạng xã hội.
    • Chủ quan: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại.
  • Suy cho cùng, sống ảo là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng
  • Bình luận về hiện tượng: Lối sống tiêu cực
  • Hậu quả: Tốn thời gian; ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoài đời thực; thiếu tự tin, bi quan, chán nản khi đối diện với cuộc sống thực; sống ảo dễ tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lợi dụng...

* Bàn luận mở rộng

  • Phê phán: Lối sống ảo đồng thời khẳng định mạng xã hội không hề xấu hay có hại, có chăng là người sử dụng chưa biết tận dụng đúng cách. Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật.
  • Phương hướng: Cần nhận thức được hiện tượng câu like, sống ảo là trào lưu phản cảm. Thôi sống ảo, bắt đầu tin tưởng vào bản thân, hướng cuộc sống của bạn đến với những giá trị có ích cho bản thân và xã hội.

c. Kết luận: Bài học nhận thức và hành động: (không để cuộc sống ảo hoàn toàn thay thế và làm chủ cuộc sống thật; dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh; học tập, rèn luyện để trở thành người có ích, khẳng định mình bằng những giá trị đích thực của bản thân).

* Điểm 4,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

* Điểm 3,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 2,0: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

4. Sáng tạo (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,5: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (1,0 điểm)

  • Điểm 1,0: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,5: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0