Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 số 1 học kì 2 (Phần 4)
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Câu 31: Chất X có công thức phân tử C 6 H 8 O 4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất 2. Đun Z với dung dịch H 2 SO 4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch ...
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
Câu 31: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất 2. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
B. Chất làm mất màu nước brom.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất X phản ứng với H2 ( Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 :3
Câu 32: Cho glucozo lên men với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,3M (D = 1,05 g/ml) thu được hai muối với tổng nồng độ lả 3,21 %. Khối lượng glucozơ đã dùng là
A. 67,5 gam. B. 96,43 gam. C.135 gam. D. 192,86 gam
Câu 33: Trong số các hợp chất sau đây, có bao nhiêu chất tác dụng đồng thời với NaOH và H2SO4 ?
CH3-CH(NH2)-COOH ; CH2(NH2)-CH2-COOH ;
CH3-CH2-COONH4; CH3NH3NO3 ; (C2H5NH3)2CO3.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.
Câu 35: Trong một cốc nước cứng chỉ chứa a mol Ca2+ và b mol HCO3 . Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 pM để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, p là:
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là:
A. x + y = 2z. B. x + y = 8z. C. x + y-4z. D. x + 2y = 8z.
Câu 37: Đốt a mol X là este 3 chức của glixerol và 3 axit đơn chức thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hoá m gam X cần 5,6 lít H2 (đktc) thu được 32,5 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 19,5 B. 19,0 c. 36,0 D. 35,5
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân từ C9H16O4, khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 1. B. C. C. 3. D. 4.
Câu 39: Cho các phát biểu sau :
(1) Chất béo có bản chất là este.
(2) Tơ nilon, tơ capron, tơ enang chỉ điều chế được bằng phản ứng trùng ngưng.
(3) Vinyl axetat không điều chế trực tiếp được từ axit và rượu tương ứng.
(4) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 độc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(5) Anilin phản ứng với nước brom tạo thành p-bromanilin.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (4), (5).
D. (1), (3), (4).
Câu 40: Để phân biệt các este riêng biệt : metyl axctat, vinyl fomat, rnetyl acryiat, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?
A. Dùng dung dịch NaOH, đun nhẹ, dùng dung dịch brom.
B. Dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng dung dịch brom.
D. Dung dung dịch nước brom, dùng dung dịch axit H2SO4 loãng.
Hướng dẫn giải và Đáp án
31-C | 32-B | 33-C | 34-B | 35-A |
36-A | 37-D | 38-C | 39-D | 40-C |
Câu 33:
CH3-CH(NH2)-COOH; CH2(NH2)-CH2-COOH; CH3-CH2-COONH4 và (C2H5NH3)2CO3 tác dụng đồng thời với NaOH và H2SO4
Câu 34:
X gồm CH3COONH4 ( 0,05 mol) và HCOONH3CH3 ( 0,15 mol)
m = 82.0,05 + 68.0,15 = 14,3 gam
Câu 36:
Chất tan là Ca(AlO2)2
Vậy: nAl = 2nCa => 4z = 2(x + y) => 2z = x+ y
Câu 37:
Đặt công thức của X là: CxHyO6
Phản ứng cháy:
Vậy: trong X có 5 liên kết π
Vì X là este 3 chức => có 3 liên kết C=O
Vậy: trong số 5 liên kết π trong phân tử X có 3π C=O và 2 π C=C
Phản ứng của X với H2:
X + 2H2 → X’
Tính ra nX = 0,125 mol; mX = 32 gam
Phản ứng của X với NaOH:
mmuối = 35,5 gam
Câu 38:
Axit dung trong điều chế nilom-6,6 là HCOOC-[CH2]4-COOH
Vậy có 3 công thức của C9H16O4: HCOO-[CH2]4-COOCH2CH2CH3
HCOO-[CH2]4-COOCH(CH3)3
CH3OOC-[CH2]4-COOCH2CH3