Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 6 Học kì 2 (Đề 3)
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Vật Lí 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể: A. Đổi hướng tác dụng của lực. B. Nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo. C. Nâng được vật có ...
Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....
Môn Vật Lí 6
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể:
A. Đổi hướng tác dụng của lực.
B. Nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo.
C. Nâng được vật có trọng lượng gấp đôi lực kéo.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 2: Dựa trên sáng chế ra đòn bẩy Ácsimét (nhà triết học, toán học và vật lí học người Hy Lạp) đã tuyên bố: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng quả đất lên”, sở dĩ ông có thể tuyên hố như vậy là vì:
A. Về nguyên tắc đòn bẩy cho phép nâng vật có trọng lượng lớn bất kì, miễn là cánh tay đòn có độ dài phù hợp.
B. Ông ta có sức mạnh vô biên, gấp vạn lần người thường.
C. Ông ta không hiểu biết gì về khả năng thực sự của đòn bẩy.
D. Ông ta nghĩ rằng Trái Đất rất nhẹ do nó nổi lơ lửng trong không gian.
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4: Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Giải thích tại sao?
A. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước lớn hơn của rượu.
B. Nước trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của nước nhỏ hơn của rượu.
C. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu lớn hơn của nước.
D. Rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu nhỏ hơn của nước.
Câu 5: Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải:
A. Giảm nhiệt độ đốt không khí.
B. Giữ nguyên nhiệt độ đốt không khí.
C. Tăng nhiệt độ đốt không khí.
D. Làm cho khinh khí cầu nặng hơn.
Câu 6: Khi sử dụng nhiệt kế, ta phải chú ý đến:
A. Khoảng nhiệt độ cần đo.
B. Loại nhiệt kế dùng để đo.
C. Giới hạn đo của nhiệt kế.
D. Cách chế tạo nhiệt kế.
Câu 7: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. 100oF
B. 0oF
C. 32oF
D. 212oF
Câu 8: Có bốn bình giống hệt nhau lần lượt đựng các khí sau: không khí, khí oxi, nitơ, lưu huỳnh. Hỏi khi nung các khí trên lên thêm 50°C nữa thì thể tích của khối khí nào lớn hơn?
A. Oxi, nitơ, lưu huỳnh, không khí.
B. Lưu huỳnh, oxi, nitơ, không khí.
C. Nitơ, oxi, lưu huỳnh, không khí.
D. Cả bốn bình đều có thể tích như nhau.
Câu 9: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải đặt khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai đường ray?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được
B. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn
C. Vì khi nhiệt độ tang, thanh ray có thể dài ra
D. Vì chiều dài thanh ray không đủ
Câu 10: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng vì
A. Răng dễ bị sâu
B. Răng dễ vỡ
C. Răng dễ bị nứt
D. Răng dễ bị rụng
B. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ
a. Nêu tác dụng của ròng rọc động và ròng rọc cố định.
b. Nếu muốn nâng vật có khối lượng 50kg thì cần tác dụng vào đầu B một lực kéo bằng bao nhiêu?
Câu 2: Cho 3 bình kín đựng chất lỏng gồm nước, rượu và xăng. Để phân biệt đâu tên của của các chất trong các lọ tương ứng, người ta cho thêm một chậu nước nóng và 3 ống hút bằng thủy tinh.
a. Nêu phương án tiến hành thí nghiệm kiểm chứng tên chất lỏng đựng trong 3 lọ.
b. Dự đoán kết quả thí nghiệm? Giải thích
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | A | C | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | D | C | B |
Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: Chọn D
Khi dùng ròng rọc cố định người ta có thể đổi hướng tác dụng của lực và nâng được vật có trọng lượng bằng lực kéo
Câu 2: Chọn A
Về nguyên tắc đòn bẩy cho phép nâng vật có trọng lượng lớn bất kì, miễn là cánh tay đòn có độ dài phù hợp
Câu 3: Chọn C
Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Đồng thời các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4: Chọn C
Vì rượu trào ra nhiều hơn vì hệ số nở nhiệt của rượu lớn hơn của nước
Câu 5: Chọn B
Để khinh khí cầu có thể bay lên cao được, người ta phải tăng nhiệt độ đốt không khí để khối lượng riêng của khí trong khinh khí cầu nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí ngoài khí cầu.
Câu 6: Chọn C
Khi sử dụng nhiệt kế ta phải quan tâm nhất là giới hạn đo của nhiệt kế
Câu 7: Chọn D
Vì 212oF = 32 + 1,8.100oC
Câu 8: Chọn D
Khi nhiệt độ tăng, các chất khí nở ra vì nhiệt như nhau
Câu 9: Chọn C
Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải đặt khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai đường ray. Vì khi nhiệt độ tang, thanh ray có thể dài ra.
Câu 10: Chọn B
Vì ăn thức ăn nóng sẽ làm men răng nở ra, răng dễ bị vỡ hơn
B. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a.(1 điểm)
Ròng rọc động giúp làm giảm độ lớn lực kéo của vật (0,5 điểm)
Ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng chuyển động của lực (0,5 điểm)
b.(1 điểm)
P = 10.m = 10.50 = 500 (N) (0,25 điểm)
Do hệ thống ròng rọc có 1 ròng rọc động.
⇒ Lực kéo giảm 2 lần so với trọng lực của vật. (0,5 điểm)
⇒ F = 500 : 2 = 250 (N) (0,25 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a. Phương án tiến hành thí nghiệm (1 điểm)
B1: Cắm ba ống thủy tinh vào trong 3 bình cầu
B2: Vạch mực chất lỏng dâng lên trên 3 ống của 3 bình cầu
B3: Đặt 3 bình cầu trên vào chậu nước nóng
B4: Vạch lại mực chất lỏng dâng lên của 3 ống thủy tinh của 3 bình cầu
b. Dự đoán (1 điểm)
Mực nước dâng lên của ống nào cao nhất là xăng đến rượu
Mực nước dâng lên thấp nhất là nước
Giải thích ( 1 điểm)
Vì các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Trong 3 chất nước nở vì nhiệt ít nhất đến rượu, xăng.
Tham khảo các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án và thang điểm