13/01/2018, 20:25

Đề học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án – THCS Tân Thịnh

Đề học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án – THCS Tân Thịnh P HÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ YÊN BÁI TRƯỜNG THCS TÂN THỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2014 -2015 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ...

Đề học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án – THCS Tân Thịnh

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS TÂN THỊNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2014 -2015
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)

b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)

c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

d. Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.


Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm.

Câu 2: (1.0 điểm)

  • Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đạt 1.0 điểm.
  • Nêu đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm.
    • Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm
    • Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; … 0.5 điểm

Câu 3: (3.0 điểm)
a. (0,75 diểm)

  • Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm)
  • Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm)
  • Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm)

b. (1,0 điểm)

  • Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm
    • Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
    • Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
    • Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
  • Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ đạt 0.25 điểm

c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo… (0.5 điểm)

d. Xác định được cụm C – V dùng để mở rộng câu 0.5 điểm

Phân tích: 0.25 điểm

Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.

ĐT                                    C                                                    V

=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

   Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.

    Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ở phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chỏ quan của dân gian xưa vồ một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng đù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lú lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng  xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn  phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm học lẫn nhau để cuộc sống bớt  khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người và xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.

   Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngấn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca đao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

0