Đề học kì 1 lớp 12 môn Văn – Ma trận đề thi học kì 1 văn 12
Đề học kì 1 lớp 12 môn Văn – Ma trận đề thi học kì 1 văn 12 Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn – Ma trận đề thi học kì 1 văn lớp 12 năm học 2014-2015. Nội dung Đề thi: Nghị luận vấn đề tình yêu học đường trong giới trẻ hiện nay; Phân tích đoạn thơ trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa ...
Đề học kì 1 lớp 12 môn Văn – Ma trận đề thi học kì 1 văn 12
Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn – Ma trận đề thi học kì 1 văn lớp 12 năm học 2014-2015.
Nội dung Đề thi: Nghị luận vấn đề tình yêu học đường trong giới trẻ hiện nay; Phân tích đoạn thơ trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…
A. Đề thi
I. Mục tiêu đề thi kiểm tra học kì 1 môn Văn 12
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn theo ba nội dung: văn học, làm văn, tiếng việt.
2. Kĩ năng: Đánh giá năng l ực đọc- hiểu, cảm thụ và tạo lập văn bản của học sinh
3. Thái độ: Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn.
– Nghiêm túc làm bài.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực:
– Đọc- hiểu 1 đoạn thơ.
– Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ của văn học hi ện đại Việt Nam
– Năng lực viết văn.
II. Hình thức thi môn văn kì 1 lớp 12:
– Hình thức: Tự luận- thi trên lớp
III. Thiết lập ma trận đề thi môn ngữ văn:
Chủ đề/Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thâp | Vận dụng cao | ||||
1. Đọc — hiểu văn bản. | Tác giả, tác phẩm thơ thời chống Mỹ. | Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. | |||
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: | 1 điểm 10 % | 1 câu | |||
2 đ 20% | |||||
2. Làm văn: nghị luận xã hội | Kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. | Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. | Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề. | Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu. | |
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: | 0.5đ | 0.25đ | 3 đ | ||
5% | 2.50% | 30% | |||
3. Làm văn: nghị luận văn học | Nhận biết về kiểu bài | Hiểu vấn đề cần nghị luận | Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận | Có những liên tưởng thú vị, sự lí giải thấu đáo, văn viết có cảm xúc. | |
Số câu | 1 | ||||
– Số điểm /tỉ lệ | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 |
10% | 10% | 20% | 10% | 50% | |
Tổng số câu Tổng số điểm | 2.5 | 2.25 | 3.25 | 2 | 2câu |
10 | |||||
Tỉ lệ | 25% | 22.50% | 32.50% | 20% | 100% |
IV. Đề thi chính thức môn văn học kì 1 lớp 12
1 (5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:
”Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
- Hình tượng nào là hình tượng bao trùm và xuyên suốt bài thơ trên? Ý nghĩa của hình tượng đó ?
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Ý nghĩa của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó?
- Từ nội dung, tư tưởng của đoạn trích trên và nội dung, tư tưởng của bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề tình yêu học đường trong giới trẻ hiện nay.
2 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa… “
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó…
(Đất Nước, trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
B.Đáp án đề thi và hướng dẫn chấm môn văn học kì 1 lớp 12
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | 1. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. | 0.25 |
2. – Hình tượng bao trùm và xuyên suốt bài thơ: Hình tượng Sóng. | 0.25 | |
– Ý nghĩa của hình tượng Sóng: Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là hoá thân cái tôi trữ tình của tác giả. Qua hình tượng này, Xuân Quỳnh đã thể hiện sinh động, cụ thể và thật tự nhiên những trạng thái tâm hồn, những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu. | 0.5 | |
3. * Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: | 0.5 | |
– Điệp cấu trúc: Dẫu xuôi về phương bắc; Dẫu ngược về phương nam – Điệp từ: Dẫu, về – Đối: xuôi >< ngược; phương bắc >< phương nam | ||
* Ý nghĩa của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Khẳng định sự thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu. | 0.5 | |
4. – Tình yêu học đường là những tình cảm, những rung động đầu đời của học sinh. | 0.25 | |
– Tình yêu học đường nên hay không?-> Không nên: vì ở độ tuổi này tâm hồn và trái tim còn ngây thơ non nớt, chưa có sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động nên sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường không chỉ với người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới gia đình, người thân và xã hội (HS chứng minh cụ thể). | 1.5 | |
– Lời khuyên: | ||
+ Nhiệm vụ lớn nhất của học sinh là học tập, nếu không tập trung vào học tập sẽ ảnh hướng đến cuộc sống tương lai của bản thân. Chỉ nên dừng lại ở tình bạn trong sáng, giúp đỡ, động viên nhau trong học tập… | 0.5 | |
+ Gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chia sẻ, định hướng cho cn em mình, tránh can thiệp một cách thô bạo, tiêu cực, cần cư xử khéo léo, tế nhị…. | 0.25 | |
+ Các tổ chức xã hội nên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá và các buổi toạ đàm về vấn đề này và các vấn đề khác có liên quan… | 0.25 | |
– Liên hệ bản thân. | 0.25 | |
Câu2 | MB:Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. | 0.5 |
TB: | ||
Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: Đất Nước dung dị đời thường gắn bó với chúng ta thân thuộc gần gũi. | 0.25 | |
+ Đất Nước gắn với câu chuyện cổ mà mẹ thường hay kể: Ngày xửa ngày xưa…. | 0.5 | |
+ Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bà ăn: bắt nguồn từ thuần phong mĩ tục của người Việt: Tục ăn trầu -> Câu chuyện cổ Trầu cau còn đó như nhắc nhở chúng ta phải biết quí trọng nghĩa tình. | 0.5 | |
+ Đất Nước lớn lên gắn với truyền thống yêu nước của dân tộc: trồng tre đánh giặc –> câu chuyện Thánh Gióng đuổi giặc Ân. | 0.5 | |
+ Đất Nước còn bắt đầu từ búi tóc hiền hòa của mẹ: gợi lại phong tục búi tóc của người Âu Lạc xa xưa. | 0.5 | |
+ Gừng cay muối mặn: tình cảm mẹ cha | 0.5 | |
+ Cái kèo cái cột: Đặt tên con theo những vật dụng hàng ngày. | 0.5 | |
+ Hạt gạo bát cơm: Thân thuộc gần gũi | 0.5 | |
=> Như vậy khởi nguyên của Đất Nước không phải là những trang sử hào hùng, không phải là những hình ảnh lớn lao kì vĩ mà là những gì bình dị gần gũi nhất. | 0.25 | |
KB: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân. | 0.5 |