13/01/2018, 20:59

Đề cương ôn tập kiểm tra lại hè môn Giáo dục công dân lớp 11

Đề cương ôn tập kiểm tra lại hè môn Giáo dục công dân lớp 11 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 (Khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12) 1. Em hiểu như thế nào về câu nói của Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu ...

Đề cương ôn tập kiểm tra lại hè môn Giáo dục công dân lớp 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 (Khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12)

1. Em hiểu như thế nào về câu nói của Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân.”

2. Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

3. Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

4. Em hãy nêu tình hình tài nguyên và môi trường ở địa phương em? Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ môi trường như thế nào?

5. Em hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân?

6. Em hãy nêu nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Nêu một vài hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia.

7. Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học kỹ thuật mà em biết hoặc tham gia.

8. Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? lầy ví dụ.

9. Em hãy kể một vài tấm gương hiếu hoc vượt khó trong cuộc sống mà em biết? Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LẠI TRONG HÈ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11

1:

Dân chủ là quyền của nhân dân thuộc về nhân dân.(1đ)

– Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân.

– Nền dân chủ XHCN có cở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

– Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng.

– Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.

– Nền dân chủ XHCN gắn với pháp luật, kỉ luật , kỉ cương.

* Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực (2đ)

– Trong lĩnh vực kinh tế: công dân có quyền tham gia sản xuất, kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà pháp không cấm và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

– Trong lĩnh vực chính trị: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân:

+ Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực NN, các tổ chức chính trị- XH.

+ Tham gia quản lí NN.

+ Quyền kiến nghị.

+ Tự do ngôn luận, báo chí thông tin.

+ Giám sát, tố cáo, kiến nghị.

– Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa:

+ Quyền tham gia đời sống văn nghệ.

+ Hưởng lợi ích sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

+ Quyền sáng tác, phê bình văn hoá, nghệ thuật.

– Trong lĩnh vực xã hội:

Đảm bảo các quyền lợi về XH

+ Quyền lao động.

+ Quyền bình đẳng nam nữ.

+ Hưởng quyền lợi bảo hiểm XH.

+ Quyền bảo vệ sức khoẻ.

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ.

+ Quan tâm về vật chất và tinh thần

  • Tất cả những điều đó khẳng định rằng: “ Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Bác Hồ đã nói.

Câu 2:

Những quan niệm: Trời sinh voi, sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô– có nghĩa là mỗi gia đình sinh con tự do, sinh càng nhiều càng tốt, chẳng sợ gì đói và phải sinh cho bằng được con trai để nối giỏi tông đường, không có con trai đồng nghĩa với việc không có đứa con nào. Đây là những quan niệm lạc hậu hiện nay không còn phù hợp nữa, cần phải bác bỏ, ngoài ra còn vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước ta trong thời kỳ mới.

3:

– Chấp hành chính sách về dân số.

– Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

– Động viên người thân trong gia đình và những người xung quanh cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống các hành vi vi phạm chính sách dân số và việc làm.

– Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

4:

Học sinh tự nhận xét tình hình tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Chấp hành chính  sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường.

– Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương

5:

Học sinh tự trả lời.

Gợi ý:

Thực hiện kế hoạch nhỏ, vệ sinh nhà ở, trường, lớp, nơi cộng cộng.

– ý nghĩa: mang lại không khí trong lành mát mẽ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn……..

6:

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

– Nâng cao dân trí

– Đào tạo nhân lực.

– Bồi dưỡng nhân tài.

Những hoạt động mà em biết:

Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, có năng khiếu. Bên canh đó có chính sách bồi dưỡng học sinh yếu kém………

7:

Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.

– Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và tư tưởng do cuộc sống đặt ra.

– Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và NN.

– Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc dân.

– Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ.

Chế tạo ra nhiều loại máy móc hiễn đại phục vụ nông nghiệp………

8:

– Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:

– Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, và con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do , toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và XH.

– Tạo ra sức sống và bản lĩnh dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc được hun đúc hàng nghìn năm lịch sử.

Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc:

– Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống nhân dân.

– Kế thừa và phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

– Tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.

– Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.

9:

– Thầy Nguyễn Ngọc Ký – viết bằng đôi chân, 3 anh em mồ côi hiếu học ở Bình Định…trong trường, lớp mà học sinh đang học.

Một nghị lực phi thường, một ý chí vững vàng, một quyết tâm sắc bén, họ đã vượt qua khó khăn và nghiệt ngã của cuộc sống để vượt lên số phận bất hạnh của mình.

-Điều học tập của học sinh là:

  • Cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô và xã hội đã chăm lo, để không hổ thẹn với chính mình và mọi người xung quanh.
  • Học hỏi ở họ một tinh thần vượt khó, một sức mạnh vô cùng mãnh liệt…
0