05/06/2017, 10:33

Đề cương ôn tập học kỳ II môn lịch sử lớp 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn lịch sử lớp 8, gồm có 13 câu, có đáp án Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào? - Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu ...

Đề cương ôn tập học kỳ II môn lịch sử lớp 8, gồm có 13 câu, có đáp án

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
- Được chia làm hai giai đoạn:
     + Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.
     + Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.
 
Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Vào năm 1885 hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Phong trào kháng chiến chống Pháp ở đây diễn ra mạnh mẽ. Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. Ông chọn Bãi Sậy là một vùng lau sậy um tùm thuộc huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mĩ, Khoái Châu thuộc Hưng Yên. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng lối đánh du kích. Nhưng sau những trận càng quét liên tiếp, lực lượng của nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào thế bị bao vây. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Trung Quốc phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã.
 
Câu 3: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Thời gian tồn tại lâu : 10 năm (1885 – 1895).
- Quy mô tổ chức lớn, địa bàn rộng: 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Trình độ tổ chức cao, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.
- Người lãnh đạo : văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng.
- Sức chiến đấu bền bỉ.
- Tính chất : ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Kết quả : lập nhiều chiến công.
 
Câu 4: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?
Người lãnh đạo chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Nông dân là tầng lớp tham gia đông đảo nhất. Lực lượng của Pháp so với ta có sự chênh lệch lớn. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra rời rạc, không thống nhất và đều thất bại. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt thì phong trào không còn diễn ra sôi nỗi và mạnh mẽ như trước nữa. Phong trào bùng nổ và phát triển sôi nỗi, mạnh mẽ trên cả nước tiêu biểy nhất là Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao. Có sự hạn chế về giai cấp lãnh đạo. Thực dân Pháp dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ.
 
Câu 5: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX ?
Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài hơn. Phong trào xuyên suốt từ Bắc – Nam. Phong trào ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
 
Câu 6: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?

  Cần Vương Yên Thế
Người lãnh đạo Các văn nhân, sĩ phu. Nhiều thủ lĩnh địa phương linh hoạt.
Thời gian Kéo dài 10 năm Kéo dài gần 30 năm
Mục tiêu Bảo vệ cuộc sống quê hương Khôi phục chế độ phong kiến.
Tính chất Dân tộc yêu nước. Phong kiến yêu nước.
Nguyên nhân Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ là do nghe theo Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi ban

Câu 7: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách?
Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì họ xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân muốn cho đất nước giàu mạnh để có thể đương đầu với các cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
 
Câu 8: Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách đó.

Thời gian Người đề xướng Nội dung cải cách
1868 - Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế.
- Đinh Văn Điền.
- Xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
1872 - Viện Thương Bạc - Xin mở ba cửa biển ở miền Trung và miền Bắc để thông thương với bên ngoài.
1863 - 1871 - Nguyễn Trường Tộ - Ông đã dâng lên 30 bản điều Trần: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
1887 và 1882 -Nguyễn Lộ Trạch - Chấn hưng dân khí, khai thong dân trí, bảo vệ đất nước.

Câu 9: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX Không thực hiện được vì do các đề nghị cải cách đều mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cỏ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cỏ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Ngoài ra còn do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trọng việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được. Điều này đã làm cản trở sự phát triển những tiền đề mới, khiến cho xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nữa phong kiến.
 
Câu 10: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?
- Về kinh tế: 
     + Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
     + Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất xà phòng, diêm, thuốc lá.
     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường hàng Việt Nam. Đánh thuế nặng đối với các mặt hàng của nước khác vào nước ta. Đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế đối với các mặt hàng của nước Pháp khi vào nước ta.
     + Giao thông vận tải: Xây dựng các hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân. 
- Về giáo dục, văn hóa: Duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến. Mở một số trường học và một số cơ sở y tế. Hệ thống giáo dục phổ cập chia làm 3 bậc:
     + Bậc Ấu học ở xã, thôn (dạy chữ Hán và Quốc ngữ);
     + Bậc Tiểu học ở phủ, huyện ( dạy chữ Hán và Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện);
     + Bậc Trung học ở tỉnh ( dạy chữ Hán và Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc).
- Về tài chính: Đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ đã có từ trước. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuốc phiện. Ngoài ra chúng còn bắt phụ đắp đường, đào sông, xây cầu,...
 
Câu 11: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?
- Về xã hội:
+ Xuất hiện nhiều các đô thị;
+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân;
+ Đời sống của nông dân ngày càng nghèo khổ, không có lối thoát;
+ Đa số các địa chủ đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, Một số các địa chủ nhỏ và vừa vẫn có tinh thần yêu nước.
- Về kinh tế:
+ Tài nhiên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt;
+ Nông Nghiệp dẫm chân tại chỗ;
+ Công nghiệp phát triển chậm.
→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
 
Câu 12: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Nguyên nhân: Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi đánh chiếm Bắc Kì, Yên Thế trở thành một mục tiêu bình định. Để bảo vệ cuộc sống của mình thì những người nông dân đã đứng lên đấu tranh.
- Diễn biến: Phong trào được chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1884 – 1892): nhiều toán quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế, chưa có sự thống nhất. Thủ lĩnh có uy tính nhất lúc bấy giờ là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892) Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa.
+ Giai đoạn 2 (1893 – 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở với hai lần giảng hòa (1894, 1897 – 1908).
+ Giai đoạn 3 (1909 – 1913): Pháp tập trung lực lượng mở một cuộc tấn công quy mô lớn lên Yên Thế. Trải qua nhiều ngày lực lượng nghĩa quân bị cạn kiệt. Đến ngày 10/03/1913 Đề Thám Bị ám sát hại, phong trào đi đến tan rã.
 
Câu 13: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với dân tộc
Địa chủ, phong kiến Cho nông dân thuê ruộng đất để cày cấy và thu thuế. Đa số các địa chủ đầu hàng và làm tay sai cho Pháp. Một số các địa chủ nhỏ và vừa vẫn còn có tinh thần yêu nước.
Nông dân Làm ruộng và đóng thuế cho bọn địa chủ Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng, hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất kì cá nhân tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề sướng để có thể giúp họ giành được tự do và no ấm.
Tư sản Họ là các nhà thầu khoáng, đại lí chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX

Câu 14: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta do Pháp dựng lên và nhận xét.
 
 
Nhận xét: Bộ máy cai trị được tổ chức chặt chẽ, từ trung ương đến địa phương. Nhận được sự chi phối của Pháp kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến. Thuận lợi cho mục đích quản lí và bóc lột về kinh tế của Pháp.


0