14/01/2018, 19:03

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý lớp 9 năm 2014 - 2015

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý lớp 9 năm 2014 - 2015 Tài liệu ôn tập môn Địa lý lớp 9 Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý lớp 9 Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 9 đưa ra những trọng tâm cần ...

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý lớp 9 năm 2014 - 2015

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Địa lý lớp 9

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 9 đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Địa lý lớp 9, gồm các phần địa lý kinh tế chung và địa lý giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ, Hải Dương năm học 2015 - 2016

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 9 năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2016 - 2017

Câu 1: Trình bày đặc điểm các dân tộc và sự phân bố các dân tộc của nước ta?

Gợi ý:

  • Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và giàu bản sắc dân tộc.
  • Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo và hoạt động nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật.
  • Các dân tộc ít người chiểm khoảng 13,8% sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du. Họ thường trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Sự phân bố của các dân tộc không đều nhau. Miền Bắc gồm người Tày, Nùng, Dao, Mông... Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho.... Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Khơ-me và người Hoa.

Câu 2: Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta hiện nay? Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số?

Gợi ý:

Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

  • Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động
  • Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
  • Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người
  • Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

Câu 3: Trình bày mật độ dân số, sự phân bố dân cư nước ta và nêu đặc điểm của các loại hình dân cư?

Gợi ý:

  • Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km2 cao gấp khoảng 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển, các thành thị và thưa thớt ở vùng nông thôn.
  • Nước ta có 2 loại hình quần cư là:
    • Quần cư nông thôn: Dân sống tập trung thành các điểm dân cư, quy mô khác nhau như làng, xóm, thôn của người Kinh ở vùng đồng bằng và bản, buôn, phum, soc, play ở miền núi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quần cư nông thôn thường tham gia vào các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
    • Quần cư thành thị: Phổ biến là kiểu nhà ống san sát cao tầng và biệt thự. Dân cư thường tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học và dịch vụ.

Câu 4: Nhận xét về nguồn lao động, sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống và vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

Gợi ý:

  • Nguồn lao động ở nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
  • Người lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư - công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
  • Đại bộ phận lao động tập trung ở nông thôn 75,8%
  • Phần lớn lao động chưa qua đào tạo 78,8%
  • Người lao động bị hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Vấn đề sử dụng lao động:

  • Việc sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo xu hướng tích cực, giảm số lượng lao động trong các ngành sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp và tăng số lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
  • Chất lượng cuộc sống của người lao động đang ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt (về y tế văn hóa và giáo dục. Tuổi thọ người dân đang ngày càng nâng cao lên) Các loại dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Vấn đề việc làm:

  • Trước tình hình nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, vấn đề việc làm còn gặp nhiều khó khăn . Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình ổn định dân số
  • Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Mở mang các trang trại để thu hút nguồn lao động, tạo việc làm. Tăng cường đào tạo nghề. Xuất khẩu lao động.

PHẦN ĐỊA LÝ KINH TẾ CHUNG

Câu 1. Trình bày thời gian, thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở nước ta?

Gợi ý:

Thời gian: Từ 1986 đến nay

Thành tựu: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

  • Cơ cấu ngành: Chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng ngành Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp, tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
  • Cơ cấu lãnh thổ: Hình thành vùng tập trung công nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp, hình thành 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm.
  • Cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a, Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta?

b, Nêu tên các vùng kinh tế ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Gợi ý:

a, Xem gợi ý câu 1

b, Nêu tên các vùng kinh tế ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Trung du và miền núi Bắc Bộ, ĐB sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bam Bộ, ĐB sông Cửu Long. (Quan sát Átlát địa lí trang 17 )

II. NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta?

Gợi ý:

Các yếu tố tự nhiên tạo cơ sở tiền đề để phát triển nông nghiệp:

a. Thuận lợi:

Tài nguyên đất: Đa dạng: Tạo điều kiện để phát triển cây trồng đa dạng. Đất ở nước ta có hai loại chính:

  • Đất Feralit: Có diện tích khoảng 16 triệu ha, tập trung ở đồi núi, thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô...
  • Đất phù sa: Tập trung ở đồng bằng, có khoảng 3 triệu ha, thích hợp để trồng lúa nước và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Hiện nay còn nhiều đất hoang hóa, phèn mặn cần được cải tạo. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Tài nguyên khí hậu: Gồm hai đặc điểm chính:

    • Nhiệt đới gió mùa ẩm: Giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây, con sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm, có thể xen canh, luân canh, tăng vụ; nhưng sâu, bệnh nhiều.
    • Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao và theo mùa nên trồng được cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Vì vậy, cơ cấu cây trồng đa dạng theo mùa, theo vùng.

b. Khó khăn: Nhiều thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, sương giá, gió Tây khô nóng. Mặt khác, nước ta nằm trong vùng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

  • Tài nguyên nước: Cả nước trên mặt (sông ngòi, ao, hồ) và nước ngầm: Đều khá dồi dào, phục vụ cho việc tưới tiêu, nhất là vào mùa khô.
  • Khó khăn: Lũ lụt, thiếu nước vào mùa khô.
  • Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.

Câu 2: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

Gợi ý:

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với lượng mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước sông cũng theo mùa: Một mùa gây lũ lụt, một mùa gây thiếu nước tưới, đặc biệt ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong khi sản xuất nông nghiệp rất cần nước, như ông cha ta đã đúc kết: "Nhất nước, nhì phân,...". Vì vậy, cần làm thủy lợi để điều tiết nước (xây dựng hồ, đập chứa nước; làm kênh mương, lắp đặt trạm bơm...)

0