14/01/2018, 20:20

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 Nội dung ôn tập thi học kỳ II lớp 10 môn Sử gồm 10 câu hỏi kiểm tra kiến thức có đáp án, đây là tài liệu ôn thi môn Sử hiệu quả, có định hướng ôn tập rõ ...

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

gồm 10 câu hỏi kiểm tra kiến thức có đáp án, đây là tài liệu ôn thi môn Sử hiệu quả, có định hướng ôn tập rõ ràng nhằm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối năm sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – MÔN LỊCH SỬ
LỚP 10 – BAN CƠ BẢN – NĂM HỌC 2015-2016
****

Câu 1: Diễn biến, tính chất và ý nghĩa cách mạng tư sản Anh?

  • Diễn biến cách mạng tư sản Anh:
    • 8/1642, Sác lơ tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến bùng nổ.
    • 30/1/1649, Sác lơ I bị xử tử, nền Cộng hoà được thiết lập, cách mạng đạt đỉnh cao.
    • 1653 thiết lập nền độc tài quân sự do Crôm-oen đứng đầu.
    • 1658 Crôm-oen chết, nước Anh lâm vào tình trạng bất ổn, chế độ phong kiến phục hồi.
    • 12/1688, Quốc hội làm chính biến, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
  • Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
    • Tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại.
    • Vấn đề ruộng đất của nông dân chưa được giải quyết.
    • Nhân dân không được hưởng quyền lợi gì, bị bóc lột.
  • Ý nghĩa:
    • Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
    • Mở đầu 1 thời đại mới trong lịch sử loài người: Thời kỳ cận đại.

Câu 2: Ưu điểm và hạn chế của Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (04/07/1776)?

  • Tích cực:
    • Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại.
    • Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao.
  • Hạn chế:
    • Không xoá bỏ chế độ nô lệ.
    • Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị áp bức, bóc lột.

Câu 3: Kết quả, tính chất và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ? Yếu tố nào giúp quân đội Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?

  • Kết quả:
    • Anh chính thức công nhận độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ, nước cộng hoà mới ra đời: Hợp chúng quốc Mĩ.
    • Hiến pháp mới ra đời (1787).
  • Tính chất: Cách mạng tư sản (không triệt để) diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Ý nghĩa:
    • Trong nước:
      • Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của Thực Dân Anh.
      • Thiết lập 1 quốc gia tư sản độc lập.
      • Mở đường chủ nghĩa tư bản cho phát triển.
    • Quốc tế: thúc đẩy và cổ vũ phong trào cách mạng ở các nước châu Âu và Mĩ la tinh.
  • Yếu tố giúp quân đội Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh:
    • Có sự lãnh đạo tài giỏi của Oasinhtơn.
    • Sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân.
    • Nhờ biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích.
    • Là cuộc tranh chính nghĩa, được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước.

Câu 4: Vì sao phái Giacôbanh đưa Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao?

Sau khi lên nắm quyền, phái Gia-cô-banh thực hiện hàng loạt các chính sách tiến bộ:

  • Chính trị – xã hội:
    • Lập toà án để xét xử những người tình nghi.
    • 6/ 1793, Hiến pháp mới được thông qua: tuyên bố chế độ Cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ chế độ đẳng cấp.
    • 23/ 8/1793, thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc.
  • Kinh tế:
    • Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    • Xoá bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến.
    • Ban hành luật giá tối đa đối với nhu yếu phẩm.
    • Ban hành mức lương tối đa của công nhân.
  • Kết quả: Thù trong giặc ngoài bị đánh tan, cách mạng Pháp đạt đỉnh cao.

Câu 5: Tính chất của cách mạng Pháp 1789?

Là cuộc cách mạng tư sản triệt để, vĩ đại

  • Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến.
  • Giải quyết ruộng đất cho nông dân.
  • Xoá bỏ rào cản đối với sự phát triển kinh tế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Cổ vũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống thực dân.
  • Theo Lênin: Cách mạng Pháp 1789 là "Đại cách mạng".

Câu 6: Trình bày những phát minh máy móc và kết quả của Cách mạng công nghiệp Anh?

  • Phát minh máy móc:
    • 1764 Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ny giúp năng suất tăng 16-18 lần
    • 1785 Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt, năng suất tăng 40 lần.
    • 1784 Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước.
  • Kết quả:
    • Chuyển từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa.
    • Từ một nước nông nghiệp, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng của thế giới"

Câu 7: Máy hơi nước ra đời có ý nghĩa như thế nào? Hệ quả của cách mạng công nghiệp?

  • Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:
    • Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
    • Lao động bằng tay được thay thế bằng lao động máy móc hiện đại, tốc độ sản xuất và năng suất tăng vọt.
    • Mở đầu quá trình công nghiệp hoá ở các nước tư bản mà khởi đầu là nước Anh.
  • Hệ quả kinh tế:
    • Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.
    • Máy móc thay thế lao động chân tay làm tăng năng suất lao động.
    • Nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh, thâm canh, cơ giới hoá nông nghiệp, giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành thị.
  • Hệ quả xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản:
    • Tư sản công nghịêp: có thế lực kinh tế chính trị, trở thành giai cấp thống trị.
    • Vô sản công nghiệp: là những người nông dân bị mất đất, thợ thủ công bị phá sản phải làm thuê cho các nhà tư bản.
    • Vô sản mâu thuẫn với tư sản, nhiều cuộc đấu tranh của vô sản bùng nổ.

Câu 8: Lập bảng so sánh Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng tư sản Pháp

Nội dung so sánh

CMTS Anh

CMTS Pháp

Mục tiêu, nhiệm vụ

Chống phong kiến

Chống phong kiến

Vai trò lãnh đạo

Quý tộc mới và Tư Sản

Giai cấp Tư Sản

Hình thức

Nội chiến

Nội chiến và cách mạng

Hướng phát triển

Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản

Tính chất

Cách mạng tư sản không triệt để

Cách mạng tư sản triệt để

Câu 9: Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của chính sách kinh tế dưới thời Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX?

  • Ưu điểm (tích cực):
    • Nhà Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp:
      • Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
      • Ban hành chính sách quân điền.
      • Thực hiện chính sách khai hoang.
      • Cho tu sửa đê điều.
    • Phát triển các nghề thủ công dân gian, đặc biệt là nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường.
    • Tăng cường xây dựng các quan xưởng với quy mô lớn.
    • Chú trọng đến việc khai mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
  • Hạn chế:
    • Các biện pháp phát triển nông nghiệp chỉ mang tính chất truyền thống, không có hiệu quả cao. Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện tích đất cả nước. Do đó chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
    • Trong chính sách khai hoang, tuy ruộng đất khai khẩn thêm khá lớn, nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều
    • Trong chính sách khai khoáng, các mỏ do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả, chỉ hoạt động động thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng.
    • Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với hoạt động buôn bán. Vì vậy, nội thương phát triển chậm chạp, còn ngoại thương thì thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các nước phương Tây.

Câu 10: Công cuộc xây dựng và củng cố BMNN dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào?

  • Chính trị: sau khi đánh đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, xây dựng chế độ QCCC
    • Chính quyền trung ương: tổ chức theo mô hình thời Lê.
      • Vua đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước
      • Dưới vua có 6 bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công), đứng đầu là Thượng thư.
      • Đến thời Minh Mạng, tổ chức BMNN được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, nội các, cơ mật viện...
      • Phú Xuân là kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.
    • Chính quyền địa phương:
      • Thời Gia Long, đất nước được chia thành  Bắc thành, Gia Định thành do các Tổng trấn thay mặt hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh triều đình trực tiếp quản lí
      • Năm 1834-1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 Tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ của triều đình. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã
      • Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước Vương cho người ngoài họ.
  • Luật pháp: 1815 bộ "Hoàng triêù luật lệ" (Luật Gia Long) được ban hành với 398 điều, đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình, xử phạt rất hà khắc
  • Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm 4 loại binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh), trang bị đầy đủ.
  • Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh; bắt Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây: đóng cửa không chấp nhận việc đặt ngoại giao của họ.
0