15/01/2018, 16:09

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2016 - 2017 Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn lớp 7 Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm đưa ra những trọng tâm cần ...

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Ngữ văn lớp 7 lớp 7. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7 này gồm các kiến thức về văn học và tiếng việt, giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7

A. TIẾNG VIỆT

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

  • Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
  • Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

  • Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.
  • Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau: Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

  • Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu
  • Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

  • Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).
  • Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng

Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

Láy toàn bộ: hiu hiu, ngời ngời, loang loáng, thoang thoảng

Láy bộ phận: long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, lấp lánh, nhỏ nhắn, bồn chồn

6. Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? Vì sao.

Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

Đại từ: Đại từ dùng để chỉ người, sự vật hoạt động, tính chất,..... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu?

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? -> 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ giống, khác với trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

  • Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
  • Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13. Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

  • Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững + chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ
  • Chính phụ: đại lộ, hải đăng, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm -> trang trọng

b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết -> tránh sự ghê sợ

c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> sắc thái tao nhã, lịch sự

d. Hoa Lư là cố đô của nước ta -> sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản .... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

Trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Nêu cách chữa.

Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21. Vận dụng những kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai?

a. Nếu có chí thì sẽ thành công -> đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)

b. Nếu trời mưa thì hoa nở -> sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)

c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo -> đúng (quan hệ giả thiết – kết quả)

22. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Có hai loại:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

Ngoài đề cương ôn thi học kì 1 lớp 7, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Những đề thi học kì 1 lớp 7 này được ra từ các trường THCS trên toàn quốc. Với việc ôn thi học kì 1 qua đề thi cũ, các em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các em học tốt.

0