14/01/2018, 19:47

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017 Nội dung ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 Kì thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn đang đến gần, đây chính là thời điểm quan trong ...

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2016 - 2017

Kì thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn đang đến gần, đây chính là thời điểm quan trong để các bạn học sinh tập trung vào việc ôn tập và củng cố lại kiến thức. VnDoc.com gửi tới bạn: . Chúc các bạn ôn thi hiệu quả và đạt được kết quả học tập cao.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm học 2015 - 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 GIỮA HỌC KÌ II

PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau:

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. Tục ngữ về con người và xã hội

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

5. Ý nghĩa của văn chương (Hoài Thanh)

6. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

II. Tiếng Việt

1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? BT SGK 16, 17

2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK 29

3. Trạng ngữ.

  • Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì?
  • Về hình thức: Vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? BT SGK 40, 45

4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? BT SGK 58, 64, 65

5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? BT SGK 69, 96

III. Tập làm văn

1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?

2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?

Một số đề tập làm văn:

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ; "Uống nước nhớ nguồn" SGK 51

Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK 59

Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người

Đề 5: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Đề 6: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

Đề 8.

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Đề 9: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"

Đề 10: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".

Đề 11: Tục ngữ ta có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng lại có câu "Học thầy không tày học bạn". Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên

PHẦN B: ĐÁP ÁN

I. Văn bản.

1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

a. Nghệ thuật:

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đọng.
  • Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội.

a. Nghệ thuật.

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đọng.
  • Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
  • Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.

3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
    • Lứa tuổi.
    • Nghề nghiệp.
    • Vùng miền ...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm ...), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ ... đến ...)
  • Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

b. Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

a. Nghệ thuật:

  • Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
  • Lập luận theo trình tự hợp lí.

b. Ý nghĩa văn bản.

  • Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương.

a. Nghệ thuật:

  • Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Có cách dẫn chứng đa dạng: Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
  • Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

b. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay

a. Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
  • Lựa chọn ngôi kể khách quan.
  • Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

b. Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.

  • Nhan đề "sống chết mặc bay" là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
  • "Sống chết mặc bay" nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc

II. Tiếng Việt.

SGK

III. Tập làm văn.

Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

GV hướng dẫn theo dàn bài

a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: "Có công ... kim"

b. Thân bài:

  • Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
  • Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực
  • Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực
  • Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong xã hội, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ: Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễ Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ....

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy

0