14/01/2018, 21:33

Đề cương ôn tập các môn Khoa - Sử - Địa lớp 5 cuối học kì 2

Đề cương ôn tập các môn Khoa - Sử - Địa lớp 5 cuối học kì 2 Đề cương ôn tập cuối học kì II lớp 5 Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 5 là đề cương ôn tập 3 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 5 cuối học kì ...

Đề cương ôn tập các môn Khoa - Sử - Địa lớp 5 cuối học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 5

là đề cương ôn tập 3 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý lớp 5 cuối học kì 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh và quý thầy cô tài liệu ôn tập rất tốt dành cho học sinh lớp 5 tham khảo, học tập trước kì thi cuối học kì 2.

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22

Đề kiểm tra học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2015 trường Tiểu học số 2 Ân Đức, Bình Định

Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2014-2015 trường Tiểu học Kim Đồng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁC MÔN KHOA-SỬ-ĐỊA LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ II
DÀNH CHO HỌC SINH MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI.

MÔN KHOA HỌC

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

Câu 1: Các chất có thể tồn tại ở những thể nào? Nêu tính chất của các thể đó?

Các chất có thể tồn tại ở 3 thể là thể rắn, thể lỏng, thể khí. Khi nhiệt độ thay đổi, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

Tính chất:

  • Thể rắn: có hình dạng nhất định.
  • Thể lỏng: không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.
  • Thể khí: Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chưa nó, không nhìn thấy được.

Câu 2: Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày? 

Ví dụ: Sáp, thủy tinh, kim loại ở nhiệt độ cao thích hợp thì chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Khí nitơ được làm lạnh thì trở thành khí nitơ lỏng.

Sự chuyển thể của chất là một dạng lí học. 

HỖN HỢP

Câu 1: Hỗn hợp là gì? Nêu cách tạo ra một hỗn hợp? Kể ra một số hỗn hợp mà em biết?

Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó

Muốn tạo ra một hỗn hợp, phải có ít nhất hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.

Một số hỗn hợp: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo, đường lẫn cát, gạo lẫn cát,....

Câu 2: Nêu một số cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp? Cho ví dụ.

Để tách một số chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể sử dụng một trong các cách như: sàng, sảy, lọc, làm lắng....

Ví dụ: Tách cát trắng (hoặc chất rắn bất kì) ra khỏi hỗn hợp cùng với nước ta dùng cách lọc.

Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước ta có thể sử dụng cách làm lắng.

Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn, ta có thể dùng cách đãi sạn.

DUNG DỊCH

Câu 1: Dung dịch là gì? Để tạo ra một dung dịch cần có điều kiện gì? Kể tên một số dung dịch mà em biết?

Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.

Để tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất lỏng và một chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó.

Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng; giấm và đường; giấm và muối; nước và đường; nước và muối.

Câu 2: Nêu cách tách các chất trong dung dịch. Cho ví dụ minh họa

  • Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
  • Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.

Ví dụ: Đun nóng dung dịch muối, nước sẽ bốc hơi. Hơi nước được dẫn qua ống làm lạnh. Gặp lạnh, hơi nước đọng lại thành nước. Còn muối thì ở lại nồi đun.

Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.

SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

Câu 1: Nêu định nghĩa về sự biến đổi hóa học? Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học? Cho ví dụ?

Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

Sự biến đổi lí học là sự biến đổi mà trong đó tính chất của các chất không thay đổi.

Ví dụ:

Sự biến đổi hóa học:

  • Cho vôi sống vào nước:Vôi sống khi thả vào nước đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.
  • Xi măng trộn cát và nước: Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là xi măng, cát và nước.
  • Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ: Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn với tính chất của đinh mới.

Sự biến đổi lí học:

  • Xé giấy thành những mảnh vụn: Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
  • Xi măng trộn cát: Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên không thay đổi.
  • Thủy tinh ở thể lỏng sau khi thổi thành các chai, lọ thành thủy tinh ở thể rắn vẫn giữ nguyên các tính chất của thủy tinh....
0