Đề cương làm đồ án
Đặt vấn đề Bảo đảm chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo đại học nói riêng đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nhằm xây dựng và phát triển một thương hiệu về chất lượng giáo dục đại học, ...
Đặt vấn đề
Bảo đảm chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo đại học nói riêng đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nhằm xây dựng và phát triển một thương hiệu về chất lượng giáo dục đại học, khẳng định vị thế của trường trong thị trường lao động chất lượng cao. Mặt khác, bảo đảm chất lượng đào tạo đại học các khóa đầu còn là cơ sở và tiền đề cho việc bảo đảm chất lượng đào tạo các khoá sau. Vì vậy ngay từ khóa đào tạo đầu tiên và trong suốt quá trình đào tạo nhà trường đã chỉ đạo các khoa, các đơn vị chức năng thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động tổ chức quản lý đào tạo, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, kịp thời điều chỉnh những bất cập và tìm các giải pháp bảo đảm chất lượng.
Rút kinh nghiệm từ việc giao, hướng dẫn và tổ chức bảo vệ đồ án tốt nghiệp cho sinh viên khóa 1, Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ và yêu cầu các khoa phải chủ động, tích cực thiết kế và lựa chọn đề tài, chọn các giáo viên hướng dẫn, hướng dẫn sinh viên và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất... để bảo đảm đạt mục tiêu về chất lượng làm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp, kịp thời rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt các điều kiện cho các khoá tiếp theo.
Nhằm tạo sự thống nhất trong các khoa và giúp cho sinh viên có được những định hướng ban đầu khi thực hiện nhiệm vụ làm đồ án, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin cơ bản thông qua tài liệu hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp mang tính chung nhất để sinh viên và các giáo viên hướng dẫn thực hiện. Tuỳ theo đặc điểm của ngành đào tạo, nội dung và tính chất của từng đề tài, kết cấu của đồ án có thể có những thay đổi cho phù hợp.
Vì thời gian chuẩn bị gấp, chắc chắn tài liệu sẽ còn những thiếu sót cần bổ sung. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện vào lần sau.
Khái niệm đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp (ĐATN) là chuyên khảo mang tính tổng hợp sau khi kết thúc chương trình đại học kỹ thuật chuyên môn, bao gồm: những nghiên cứu về một vấn đề kỹ thuật hoặc toàn bộ công nghệ, công trình kỹ thuật thiết kế mang tính tổng hợp về toàn bộ dây chuyền công nghệ hoặc một công trình kỹ thuật. (PGS.TS. Lưu Xuân Mới Phương pháp luận NCKH, NXB Đại học sư phạm. Hà Nội 2003.trang 232).
Kết quả đánh giá đồ án tốt nghiệp là cơ sở để nhà trường công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
Theo Quyết định số 526/QĐ-ĐHSPKT-ĐT ngày 11 tháng 9 năm 2006 của Hiệu trưởng về việc Ban hành Quy định cụ thể hoá Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đồ án tốt nghiệp được coi là học phần có khối lượng tương đương 12 ĐVHT đối với trình độ đại học và 10 ĐVHT đối với trình độ cao đẳng.
Đồ án tốt nghiệp là một loại luận văn khoa học và được xem như một công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy người viết ĐATN cần chuẩn bị không chỉ nội dung khoa học mà còn cả phương pháp luận nghiên cứu.
Tài liệu hướng dẫn này dung chung cho cả đồ án và luận văn tốt nghiệp sau đây gọi chung là Đồ án tốt nghiệp.
- Sinh viên phải được định hướng trước về đề tài mà mình thực hiện. Các khoa cần chuẩn bị ngân hàng đề tài kèm theo danh sách giáo viên hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn phù hợp với khả năng và thiên hướng của mình. Đề tài phải được Hội đồng Khoa học và đào tạo của khoa thông qua, trưởng khoa và trưởng bộ môn ký trước khi giao cho sinh viên thực hiện và phải ghi đầy đủ các mục, yêu cầu và nhiêm vụ cụ thể ( theo Phụ lục 1).
- Nội dung và khối lượng công việc được giao trong đề tài phải bảo đảm phù hợp mục tiêu, chương trình đào tạo và khối lượng thời gian quy định.
- Sau khi giao đề tài, giáo viên hướng dẫn phải làm việc trực tiếp với sinh viên, nêu các yêu cầu, hướng dẫn sơ bộ ban đầu, thống nhất nguyên tắc và kế hoạch các đợt thông qua đề tài, kế hoạch đó phải được thông báo công khai tại văn phòng khoa, khi có thay đổi đột xuất giáo viên hướng dẫn phải chủ động thông báo cho sinh viên biềt và bố trí lịch bổ sung.
- Môt giáo viên hướng dẫn tối đa không quá 3 đề tài trong một khóa tốt nghiệp. Đề tài có thể được thực hiện độc lập hoặc theo nhóm nhưng không quá 3 sinh viên, một đề tài có thể có từ 1 đến 2 người hướng dẫn, nhưng nhất thiết phải có 2 người chấm phản biện.
- Các đề tài liên quan đến thiết kế, chế tạo các sản phẩm phục vụ đào tạo cần đầu tư kinh phí để thực hiện, khoa phải có báo cáo giải trình và dự toán sớm, đề xuất với các phòng chức năng trước khi triển khai thực hiện để lập kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt kinh phí hỗ trợ nhằm giúp sinh viên thực hiện đề tài.
- Các nội dung khác thực hiện theo các quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 1: Xác định đề tài
Dù đề tài được chỉ định hay đề tài tự chọn thì sinh viên làm ĐATN cũng phải:
- Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu.
- Đặt tên đề tài.
Bước 2: Xây dựng đề cương
Đề cương nghiên cứu của đồ án là văn bản dự kiến nội dung và các bước tiến hành để trình giáo viên hướng dẫn phê duyệt và làm cơ sở cho quá trình chuẩn bị đồ án.
Nội dung đề cương nghiên cứu của đồ án cần thuyết minh một số điểm sau:
- Nêu lý do chọn đề tài.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Cái mới của đề tài.
- Dàn ý nội dung của đề tài.
- Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề tài.
- Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu (tài liệu, thiết bị thí nghiệm...)
Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là sự định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu; là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện như: nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện từng công việc, sản phẩm cần có....
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu thường được dự kiến triển khai theo 5 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn chuẩn bị:
- Chọn đề tài, xác định đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
- Lập kế hoạch sơ bộ cho việc nghiên cứu.
- Tiến hành thử một số công việc liên quan đến quá trình thực hiện đề tài.
b. Giai đoạn nghiên cứu thực sự:
- Nghiên cứu thực tại và nêu rõ thực trạng của vấn đề thuộc đề tài.
- Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra trong kế hoạch.
- Sơ kết và đánh giá sơ bộ các công việc đã thực hiện.
- Hoàn thiện công việc và hoàn thành kế hoạch nghiên cứu.
c. Giai đoạn định ra kết cấu của đồ án:
- Tiến hành tập hợp, xử lý các kết quả nghiên cứu.
- Lập dàn bài – cấu trúc của đồ án.
d. Giai đoạn viết đồ án:
- Viết đồ án chính thức.
- Viết bản tóm tắt đồ án.
- Giai đoạn bảo vệ đồ án.
Bước 4: Thu thập và xử lý thông tin
- Nghiên cứu các nguồn tài liệu.
- Tìm hiểu thực tại.
- Xử lý thông tin: chọn lọc, sắp xếp, phân tích, tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu...
- Thiết kế, thực hành, thí nghiệm, chế tạo sản phẩm...
Bước 5: Viết thuyết minh đồ án
Thuyết minh phải được viết ngay từ thời gian đầu. Sau khi viết nháp cần phải thông qua giáo viên hướng dẫn, chỉ khi nào giáo viên hướng dẫn thông qua, sinh viên mới được phép viết vào bản chính.
Bước 6: Bảo vệ đồ án
Sau khi đã hoàn thành đồ án và được giáo viên hướng dẫn ký duyệt, sinh viên bước vào giai đoạn chuẩn bị kiến thức để bảo vệ. Sinh viên cần xem lại cẩn thận tất cả các bản vẽ, thuyết minh và sản phẩm (nếu có). Để bảo vệ được tốt, sinh viên cần nắm vững nội dung các phần trong thuyết minh, trong các bản vẽ hoặc sản phẩm khác của đồ án.
Giáo viên hướng dẫn cần tổ chức cho sinh viên bảo vệ thử để rút kinh nghiệm cho kỳ bảo vệ chính thức đạt kết quả tốt hơn.
Yêu cầu chung
Đồ án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
Riêng trang Bìa đố án (xem Phụ lục 2):
- Dòng Title chữ in hoa, cỡ 11.
- Dòng chữ: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: chữ in hoa, cỡ 28.
- Các dòng chữ Ngành, chuyên ngành, tên đề tài: chữ in hoa, cỡ 12.
- Các dòng chữ
- 1 Khái niệm và nguyên tắc thanh toán
- 2 Những phát hiện về vạn vật /Phần 4 - Chương 12
- 3 Bài tập tổng kết
- 4 Bàn phím máy tính
- 5 Các lý thuyết kinh tế về bản chất của lãi suất
- 6 Những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
- 7 Phân loại virus
- 8 Hãy tôn trọng số ít
- 9 Sử dụng điều khiển Image
- 10 Chiến tranh lạnh ( 1985 - 1991)