13/01/2018, 20:51

Đề cương, dạng bài thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn, Anh năm 2015

Đề cương, dạng bài thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn, Anh năm 2015 Tham khảo ngay Đề cương ôn tập, dạng bài thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn, Anh năm 2015. TRƯỜNG THCS & THPT LÊ LỢI ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2015 – 2016 I. VĂN Nắm được tác giả, thể loại, nội dung, ý ...

Đề cương, dạng bài thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn, Anh năm 2015

Tham khảo ngay Đề cương ôn tập, dạng bài thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn, Anh năm 2015.

TRƯỜNG THCS & THPT LÊ LỢI

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Năm học 2015 – 2016

I. VĂN

Nắm được tác giả, thể loại, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật kể chuyện và vẻ đẹp của các hình tượng, các nhân vật điển hình của các tác phẩm tự sự: Tôi đi học, Trong lòng mẹ(Trích “Những ngày thơ ấu”), Tức nước vỡ bờ (Trích “Tắt đèn”), Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió (Trích “Đôn Ki-hô-tê”), Chiếc lá cuối cùng, Hai cây phong (Trích “Người thầy đầu tiên”).

Qua truyện ngắn “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?

– Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản trong truyện “Cô bé bán diêm” nhằm mục đích gì?

– Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí.

– Cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa có những nét tương phản nào? Chỉ ra những mặt tốt lẫn mặt xấu của mỗi nhân vật.

– Chứng minh truyện “Chiếc là cuối cùng” qua trích đoạn được kết thúc trên cơ sở có hai sự kiện bất ngờ đối lập tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho bạn đọc.

– Vì sao có thể nói: “Chiếc là cuối cùng là kiệt tác của bác Bơ-men”?

– Vì sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút hội hoạ? Em hãy chứng tỏ hai cây phong còn được tả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.

– Vì sao hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện?

II. TIẾNG VIỆT

  1. Trường từ vựng:

Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

+ Trông, nhìn, liếc, ngó, thấy.

+ Sách, vở, bút, thước, com-pa.

+ Suy nghĩ, nghiền ngẫm, phán đoán, phân tích, kết luận.

+ Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao.

  1. Từ tượng hình, từ tượng thanh:

– Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?

– Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

– Xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau:

Nước đầy, cua cá cũng tấp nập. thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc…ở các bãi sông xơ xác

tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om sòm bốn góc đầm…Có

những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

  1. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác với từ ngữ toàn dân như thế nào?

– Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

– Tìm từ ngũ địa phương trong đoạn thơ sau và tìm từ ngữ toàn dân thay thế các từ địa phương đó:

Gan chi gan rứa mẹ nờ?

Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai.

– Tìm một số biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh.

  1. Trợ từ, thán từ, tình thái từ:

Thế nào là trợ từ? Viết một câu có dùng trợ từ.

– Thế nào là thán từ? Viết một câu có dùng thán từ.

– Thế nào là tình thái từ? Tình thái từ gồm những loại nào? Cần chú ý điều gì khi sử dụng tình thái từ?

– Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong những câu sau:

+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

+ Cuộc đời vẫn đẹp sao!

+ Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ!

+ Tôi đã dặn đến mấy lần rồi mà bạn vẫn không nhớ.

+ Chính tôi đã đến đây những ba lần rồi mà vẫn không thấy.

+ Mình là người ngay, có gì phải sợ hả?

+ Nhanh lên nào, anh chị em ơi!

+ Học đi em, học đi mà nhớ mãi.

– Viết hai câu, trong đó một câu có dùng tình thái từ và trợ từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

III. TẬP LÀM VĂN

  1. Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Biết cách làm một bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

  1. Lập dàn bài các bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:

– Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một vật nuôi mà em yêu thích.

– Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

– Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

GV: Vương Thị Lệ Thu


TRƯỜNG THCS & THPT LÊ LỢI 

HƯỚNG DẪN ÔN GIỮA KÌ 1 – NĂM 2015 – 2016

   MÔN ANH – LỚP 8

1. Đơn vị bài: Unit 1 → Unit 4

a. Từ vựng : Unit 1 → Unit 4

b. Ngữ Pháp :

  • Hiện tại đơn
  • Qúa Khứ Đơn
  • Tương lai đơn
  • Giới từ đi với thời gian
  • ….enough + Noun + to V1/ …adj + enough + to V1….
  • …used to V1 : đã từng làm gì
  • Các cặp động từ  + V1 (should/ought to, have to/must)

2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự Luận.

TTCM: Lê Thị Tuyết Nga

0