25/05/2018, 14:47

Dây thìa canh

là loài thân thảo bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ. Dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lông dài 8-12cm, to 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục xoan ngược thon dài ...

là loài thân thảo bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.

Dây leo cao 6-10m, nhựa mủ màu vàng, thân có lông dài 8-12cm, to 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục xoan ngược thon dài 6-7cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5-8mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8mm, rộng 12-15mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3cm.

Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8.

Thường mọc trong các bờ bụi, hàng rào tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α and β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, tartaric acid, formic acid, butyric acid, lupeol, ... Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alkaloid.

Acid gymnemic có tác dụng giảm đường huyết, kháng ngọt và hoạt tính chống viêm.

Lá và acid gymnemic không có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng độc của nó biểu hiện bởi các trạng thái làm ăn kém ngon, ỉa chảy, suy nhược. Nó kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Thuốc có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, làm giảm glucoza- niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Rễ cũng có tác dụng gây nôn và long đờm.

Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza - niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.

0