28/02/2018, 14:18

Đây mới là cách bơi nhanh nhất thế giới, nhưng nó lại không có mặt trong các cuộc thi

Phương pháp bơi nào nhanh nhất? Bơi sải, bơi bướm? Tất cả đều sai, phướng pháp bơi nhanh nhất mô phỏng động tác của loài cá. Danh sách chính thức về các kỷ lục tốc độ đạt được trong bộ môn bơi lội hầu hết thuộc về thể loại bơi tự do hay còn gọi là phương pháp bơi sải . Đứng ngay sau nó là ...

Phương pháp bơi nào nhanh nhất? Bơi sải, bơi bướm? Tất cả đều sai, phướng pháp bơi nhanh nhất mô phỏng động tác của loài cá.

Danh sách chính thức về các kỷ lục tốc độ đạt được trong bộ môn bơi lội hầu hết thuộc về thể loại bơi tự do hay còn gọi là phương pháp bơi sải. Đứng ngay sau nó là phương pháp bơi bướm.

Nhưng thực tế phương pháp bơi nhanh nhất không hề nằm trong số các phương pháp bơi truyền thống. Hãy cùng đọc bài viết này và nhận định.

Phương pháp bơi Sải

Kỷ lục bơi sải 100m đường dài hiện tại là 46,91 giây.
Kỷ lục bơi sải 100m đường dài hiện tại là 46,91 giây.

Có nhiều lý do con người có thể di chuyển nhanh bằng phương pháp này trên mặt nước. Một trong số đó là hiệu suất năng lượng người bơi bỏ ra để bơi rất cao vì chỉ cần quay đầu sang bên là vận động viên đã có thể hít một chút không khí để tiếp tục bơi với hiệu quả cao nhất. Điều này cũng là một lợi thế vì động tác thở này hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng luân chuyển của dòng nước khi bơi.

Thứ hai, vì sự cản trở của không khí trên mặt nước thấp hơn rất nhiều so với nước nên cơ thể càng lộ ra nhiều trong các động tác thừa thì càng tốt. Khi bơi sải toàn bộ cánh tay thực hiện động tác thu hồi tay hoàn toàn diễn ra trên mặt nước nơi có ít sức cản, mỗi chu kỳ tăng mức hiệu quả của mình lên hẳn.

Tốc độ bơi của phương pháp này tăng lên theo sức mạnh của các cú đạp.

Những hạn chế của phương pháp bơi truyền thống

Kỷ lục 100 mét hiện nay là 49,82 giây không cách xa bao nhiêu so với phương pháp bơi sải vì khoảng thời gian nhỏ được phép sử dụng Dolphin kick.
Kỷ lục 100 mét hiện nay là 49,82 giây không cách xa bao nhiêu so với phương pháp bơi sải vì khoảng thời gian nhỏ được phép sử dụng Dolphin kick.

Từ những năm đầu của thể kỷ 19, tại đất nước Anh Quốc, nơi khai sinh ra môn thể thao bơi lội, phương pháp đầu tiên được đưa vào thi đấu là bơi ếch. Hiện nay bơi ếch là phương pháp bơi chậm nhất trong 4 phương pháp chính.

Chỉ vài chục năm sau đó, người Châu Âu đã học được phương pháp bơi nhanh hơn từ hai người thổ dân da đỏ đến từ Châu Mỹ.

Hai vị này đã tới thủ đô London của nước Anh để trình diễn sự vượt trội của kỹ thuật bơi họ học được từ chính dân tộc của mình.
Một người trong số đám đông thuộc nền văn mình hiện đại hơn, khi quan sát kỹ thuật của hai vị da đỏ này không khỏi chắp bút miêu tả: "Họ đẩy nước một cách thô bạo bằng hai cánh tay không khác gì những cánh quạt của chiếc cối xay gió. Họ đạp chân một cách bạo lực tạo ra những cảnh tượng thật vụng về ghê gớm". Người Anh sớm "tha thứ" những điểm khác biệt của phương pháp bơi mới và dần theo đó, phương pháp bởi ngửa xuất hiện. Đầu thế kỷ 20, phương pháp bơi bướm cũng ra đời.

Tốc độ của các phương pháp bơi này đều phụ thuộc nhiều vào sức cản của nước và chính những con sóng người bơi tạo ra khi bơi. Theo lý thuyết những con sóng này lớn dần theo tốc độ bơi và đến một mức nào đó sẽ lớn ngang chiều dài cơ thể vận động viên. Khi đạt đến mức này tốc độc của người bơi hầu như không còn có thể cải thiện lên được nữa.

Theo tính toán một người cao chừng 2 mét có thể đạt đến tốc độc 2,6m/s trước khi bị sóng nước do chính mình tạo ra ngăn cản việc gia tăng tốc độ. Dĩ nhiên nếu có khả năng nhảy qua các bước sóng ấy như những con cá heo, ta hoàn toàn có thể dễ dàng vượt được ngưỡng tốc độ ấy.

Hoặc có lẽ hợp lý hơn hẳn, ta có thể chìm dưới nước để tránh những con sóng ấy... và đó mới là cách bơi nhanh nhất:

1. Động tác "Đạp chân cá heo" Dolphin kick

Dolphin kick.
Dolphin kick.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, huấn luyện viên Joe Bernal tại Đại học Harvard nhận thấy các vận động viên của trường bơi nhanh hơn khi thời gian lặn dài hơn.

Cụ thể, phương pháp bơi bướm dù có nhiều điểm yếu so với phương pháp bơi sải nhưng vì khoảng thời gian lặn với động tác "đạp chân cá heo" (Dolphin kick), tốc độ bơi của phương pháp này gần với tốc độ bơi sải hơn bất cứ phương pháp nào khác.

Động tác "đạp chân cá heo" được thực hiện mỗi khi vận động viên đảo chiều bơi. Khi dùng chân đạp vào tường bể và đẩy bản thân mình về phía trước và hoàn toàn ngập dưới nước, vận động viên duỗi hai tay ra thành một vòng kín phía trước đầu và duỗi thẳng người ra. Sau đó vận động viên sẽ uốn người và đạp chân theo chiều dọc như đuôi những con cá heo. Lúc này cơ thể vận động viên vẫn hoàn toàn chìm dưới nước.

Từ năm 1998, trong các giải đấu, các vận động viên bơi ngửa đã bị giới hạn trong việc sử dụng động tác này chỉ trong 15 mét đầu mỗi khi xoay chiều vì lợi thế quá lớn nó đem lại cho vận động viên.

Nhưng một cách bơi mới hơn nữa ra đời khi một phương pháp bơi dưới nước mới được phát triển..

2. Phương pháp bơi "Đạp chân cá" Fish kick

Fish kick.
Fish kick.

Nhận thấy rằng tốc độ bơi của cá heo có những lúc lên đến 40km/h, tốc độ tối đa của loài cá thu lại lên đến 100k/h.

Dựa vào hiện tượng kỳ lạ này, nhiều người đã dần thử áp dụng phương pháp bơi giống cá heo của mình nhưng đạp theo chiều ngang như những con cá biển. Và họ không khỏi bất ngờ khi phương pháp này còn gia tăng tốc độ lên một cách hiệu quả hơn nữa.

Khi quan sát động tác bơi một cách kỹ lưỡng hơn thông qua việc nhuộm màu bể nước, họ thấy rằng mỗi khi đạp như vậy, người bơi tạo ra những vòng xoáy lốc trong nước va chính những luồng xoáy này làm động lực di chuyển cho người bơi.

Đây cũng lý do phương pháp bơi này vượt trội so với Dolphin kick. Khi thử nghiệm, Dolphin kick bị hạn chế bởi bệ mặt và đáy của bể bơi. Những tấm chắn này khiến cho các luỗng xoáy nước không tận dụng được hết khả năng của mình trong việc hỗ trợ người bơi gia tăng tốc độ.

Tuy nhanh nhưng Fish kick không thoát khỏi những điểm yếu "chết người".

Điểm yếu phương pháp bơi Fish kick

Một lý do chính Fish kick hay Dolphin kick không được đưa vào thi đấu chính thức có lẽ một phần là vì sự mới mẻ và khác biệt của môn thể thao. Và vì sự thực, những người quan sát cổ vũ hầu như sẽ chỉ nhìn thấy hình bóng mờ của các vận động viên dưới bề mặt nước.

Những người quan sát cổ vũ hầu như sẽ chỉ nhìn thấy hình bóng mờ của các vận động viên dưới bề mặt nước.
Những người quan sát cổ vũ hầu như sẽ chỉ nhìn thấy hình bóng mờ của các vận động viên dưới bề mặt nước.

Ngoài ra phải kể đến những yếu tố đến từ chính người bơi. Khi bơi, việc lấy hơi thở sẽ gây lỡ nhịp cho người bơi và vì vậy dễ khiến cho các vận động viên tiếc rẻ thời gian mà lơ là việc thở. Sự thực khi thi đấu tinh thần dâng cao, những dấu hiệu của việc lao lực dễ bị bỏ qua và vận động viên hoàn toàn có thể ngất lịm dưới nước và thậm chí bỏ mạng. Ngay cả khi không bơi theo cách mạo hiểm này, nguy cơ ngất trong khi bơi không phải là một chuyện lạ trong bộ môn thể thao này.

Không những thế tầm nhìn của người bơi cũng không thực sự tối ưu khi bơi theo các cách này. Những tai nạn do đâm vào tường bể đã từng xảy ra. Khi đạp chân theo chiều ngang, những luồng xoáy nước của người bơi sẽ tác động lẫn nhau gây xáo trộn.

Đây cũng là một điểm cần lưu ý nếu một ngày những cuộc thi bơi lặn diễn ra.

Nhưng dù sao nhưng khó khăn này hoàn toàn có cách khắc phục nếu được nhận đủ sự quan tâm và chú ý.

Vai trò của phương pháp bơi lặn trong tương lai

Cá heo.
Cá heo.

Con người là động vật sống trên cạn, vì vậy mỗi chúng ta đều phải trải qua một quá trình học mới có thể bơi. Đến nay con người đã rèn giũa cho bản thân mình nhưng phương pháp bơi hiệu quả. Thậm chí chúng ta đã tổ chức những cuộc thi thố tài năng này.
Thay vì giới hạn khả năng của nó chỉ vỏn vẹn trong 15 mét đầu của cuộc thi, thực sự có lý do chính đáng nào để không áp dụng phương pháp bơi "nhanh nhất" này vào các cuộc thi chính thức?

0