20/05/2018, 00:04

Đầu tư giáo dục/2

Trong vài tuần qua, tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh quan tâm rằng con cái họ đang tốt nghiệp khỏi đại học nhưng không thể hay vẫn chưa tìm được việc làm. Họ lo nghĩ liệu giáo dục hiện thời có xứng đáng với tiền bạc và thời gian không. Tôi đã viết về chủ đề này nhiều lần trước đây ...

Trong vài tuần qua, tôi đã nhận được nhiều emails từ các phụ huynh quan tâm rằng con cái họ đang tốt nghiệp khỏi đại học nhưng không thể hay vẫn chưa tìm được việc làm. Họ lo nghĩ liệu giáo dục hiện thời có xứng đáng với tiền bạc và thời gian không. Tôi đã viết về chủ đề này nhiều lần trước đây nhưng chỉ trên blog này, tôi muốn nêu ra một số vấn đề.

Giáo dục đại học là đầu tư chính cho cả học sinh và gia đình họ. Nó có thể là đầu tư tốt nhất hay tồi nhất tuỳ vào kết quả mong muốn. Vấn đề là nhiều học sinh sắp vào đại học mà không có chiều hướng nào hay bản kế hoạch nghề nghiệp cho nên họ không biết phải làm gì sau khi nhận bằng. Với một số học sinh, bằng cấp là mục đích, không phải điều đã xảy ra sau đó và nhiều người sẽ hối tiếc về quyết định này nhưng đến lúc đó thì quá muộn rồi.

Nhiều phụ huynh cũng phải chia sẻ trách nhiệm này vì họ sẵn lòng cho con cái họ vào đại học mà không có chủ định rõ ràng và bản kế hoạch nghề nghiệp. Trong khi có được bằng cấp là khoảnh khắc tự hào cho cả gia đình, nhiều người tốt nghiệp sẽ rời khỏi trường mà không có cơ hội kiếm được việc làm tốt. Về căn bản, phụ huynh cho con cái họ vào cuộc hành trình mà không có bản đồ, không có nơi đến, và không có mục đích nhưng vẫn hi vọng điều tốt nhất.

Ngày nay bằng cấp không đảm bảo cho bất kì cái gì chừng nào học sinh còn chưa chọn đúng lĩnh vực học tập và có tri thức và kĩ năng đúng. Vấn đề là nhiều trường thậm chí không cung cấp các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp mà để cho học sinh lựa chọn bất kì cái gì họ muốn học và học sinh thường chọn các khu vực dễ nhất để đi vào, không khó học vì họ muốn dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng thời gian của họ ở trường. Các trường cũng muốn lấp đầy mọi lớp học bất kể môn học. Một người quản trị nói với tôi: “Việc của chúng tôi là giáo dục, điều họ học là tuỳ ở họ.” Tất nhiên, học sinh có thể học nhiều lĩnh vực mà chẳng liên quan gì tới thị trường việc làm và có nhiều trường sẽ cung cấp bằng cấp trong bất kì môn nào nếu có học sinh muốn học. Với họ, giáo dục là “thị trường mở” và họ biết rằng ham muốn có bằng cấp là quan trọng cho gia đình vì gia đình sẵn lòng trả giá.

Vài tháng trước đây, sau hội chợ nghề nghiệp nơi hàng trăm công ti tới trường để thuê người tốt nghiệp của chúng tôi, tôi đã hỏi học sinh của tôi câu hỏi quan trọng nhất là gì mà những công ti này đang hỏi cho cuộc phỏng vấn nghề nghiệp. Mọi học sinh đều nói với tôi: “Không ai hỏi em có bằng cấp gì nhưng em có kĩ năng để làm việc mà chúng tôi thuê không?” Nếu tôi đi hỏi mọi công ti đang thuê người ngày nay, câu trả lời hệt như vậy. Họ đi tìm những người có kĩ năng họ cần, không ai hỏi về bằng cấp nữa.

Tại sao học sinh vẫn hội tụ vào việc có bằng cấp, thay vì thu nhận kĩ năng nào đó? Tại sao học sinh vẫn lựa chọn các lĩnh vực học tập mà không có nhu cầu trong thị trường việc làm? Tại sao các trường vẫn cung cấp bằng cấp trong những khu vực mà người tốt nghiệp của họ sẽ không có cơ hội nào kiếm được việc làm? Nếu giáo dục là “thị trường mở” thì tại sao tiếp tục cung cấp những lĩnh vực học tập này thay vì hội tụ vào các lĩnh vực có nhu cầu cao? Tại sao gia đình cho con cái họ vào cuộc hành trình giáo dục mà không có kế hoạch rõ ràng, không có đích đến và mục đích rõ ràng? Chừng nào chúng ta còn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi này, mọi sự sẽ không thay đổi gì mấy.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
0