04/09/2018, 10:14

Dấu hiệu nhận biết bạn có phải một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo

1. Luôn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng Bạn biết cách quản lý công việc và luôn vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính vì quá theo sát công việc mà người khác sẽ rất khó có thể can thiệp vào kế hoạch của bạn. Những góp ý mang tính “bên ngoài” và không ...

1. Luôn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng

Bạn biết cách quản lý công việc và luôn vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính vì quá theo sát công việc mà người khác sẽ rất khó có thể can thiệp vào kế hoạch của bạn. Những góp ý mang tính “bên ngoài” và không phù hợp với cách tiếp cận của bạn sẽ không bao giờ được chấp nhận. Điều này có thể gây ra khó khăn khi bạn phải làm việc nhóm hoặc tạo cho người khác cảm giác bạn không biết cách lắng nghe.

2. Luôn theo đuổi những thứ tốt nhất

Bạn theo đuổi những thứ tốt nhất trong cuộc sống. Sau khi bạn đã đạt được một mục tiêu nào đó, lập tức sẽ xuất hiện mục tiêu mới cao hơn. Thành công đối với bạn không bao giờ là đủ. Trong mọi lĩnh vực, bạn luôn có mục đích mới để hướng tới. Khi đạt được X, bạn lại muốn 2X. Ngay khi đạt được 2X, bạn lại muốn 5X. Bạn hiếm khi hài lòng với những gì mình đang có.

3. Bới lông tìm vết

Bạn luôn là người nhìn thấy những kẽ hở khi người khác không để ý, đơn giản vì bạn cực kỳ chi tiết. Thậm chí bạn còn có thể hình dung được những vấn đề sẽ gặp phải khi lên kế hoạch thực hiện điều gì đó. Điều này không có nghĩa là bạn đang bàn lui. Chỉ là bạn muốn chắc chắn không điều gì có thể cản trở đường đi của bạn mà thôi.

Nhưng đôi khi, điều này đi quá xa, bạn để ý mọi thứ, kể cả những điều nhỏ nhặt. Việc này có thể gây ra sự khó chịu đối với những người xung quanh, các mối quan hệ của bạn dễ dàng xuất hiện dấu hiệu lung lay. Và bạn nên kiềm chế lại.

4. Khắt khe với chính bản thân mình

Bạn cầu toàn và đòi hỏi quá nhiều ở mọi việc, thậm chí ngay cả với bản thân mình. Bất cứ khi nào phạm sai lầm, bạn sẽ tự trách bản thân trước tiên. Ngay cả những lỗi lầm rất nhỏ cũng dễ dàng khiến bạn suy sụp và có cảm giác tồi tệ trong một khoảng thời gian khá dài. Bạn sẽ không ngừng nghĩ về sai lầm bản thân và cảm thấy nặng nề, bức bối.

Bạn đặt yêu cầu quá cao đối với bản thân. Người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo đôi khi không nhìn nhận khả năng thực tế mà luôn yêu cầu mình phải làm tốt hơn, tốt hơn nữa, kể cả khi việc đó vượt quá khả năng của mình.

5. Luôn đặt ra tiêu chuẩn quá cao

Mục tiêu cao thôi đối với bạn chưa đủ. Khi quyết định phải làm gì, bạn luôn đặt ra mục tiêu rất cao. Đôi khi, mục tiêu quá cao khiến bạn gặp phải áp lực liên tục. Mặc dù bạn luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đạt được kết quả như ý muốn, nhưng cũng có lúc bạn bị đình trệ hoặc phải từ bỏ mục tiêu do chính mình đặt ra.

6. Không cho phép bất cứ sai lầm nào xuất hiện

Bạn không tài giỏi đến mức không bao giờ mắc sai lầm. Chỉ là bạn luôn cố gắng không để bất cứ sai lầm nào xuất hiện hoặc là khi bạn phát hiện sai lầm của mình, bạn sẽ luôn tìm cách sửa chữa cho đến khi đạt được kết quả như bạn mong muốn.

7. Lo âu quá độ

Các nghiên cứu về tâm lý học cho thấy, người theo đuổi sự hoàn mỹ khao khát một kết cục hoàn toàn không có chút sai sót, tì vết nào, tuy nhiên họ lại muốn tự bảo vệ mình, không muốn bị người khác chỉ trích hay châm chọc. Phàm những người theo đuổi sự thập toàn thập mỹ luôn đòi hỏi mỗi một chuyện họ làm đều tốt đẹp, không có khiếm khuyết, vì vậy họ đầu tư toàn bộ sức lực của mình vào đó, từ một góc độ khác mà nói, đây là người có tính chiếm hữu, tính khống chế rất mạnh. Khi một việc gì đó chưa hoàn thành, người theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ sẽ nảy sinh cảm giác lo lắng, nôn nóng rất mạnh mẽ, họ cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, bất luận trong tình huống nào, họ đều phải làm xong việc của ngày hôm đó, khi gặp phải lúc không thể lập tức hoàn thành công việc sẽ vô cùng căng thẳng. Nếu làm việc tập thể mà người khác không làm theo tiêu chuẩn của họ thì họ cũng cảm thấy như ngồi trên bàn chông. Những người như vậy rất dễ mắc phải chướng ngại lo âu.

8. Dễ bị tác động bởi những người xung quanh

Người theo đuổi chú nghĩa hoàn hảo rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Chính vì luôn theo đuổi sự hoàn hảo, họ không cho phép bất cứ khiếm khuyết nào tồn tại. Do vậy, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, dễ bị kích động và tổn thương.

Chẳng hạn đối với người bình thường, việc đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá về những khuyết điểm của nhau là điều hoàn toàn bình thường. Mọi người thường không quá để tâm chuyện đó, nhưng người theo chủ nghĩa hoàn hảo thì không. Họ sẽ dằn vặt và tự kiểm điểm bản thân. Nhiều trường hợp còn rơi vào khủng hoảng.

Lời kết: Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo không phải điều xấu. Nhưng bất kỳ việc gì trong cuộc sống của chúng ta cũng nên giữ nó ở mức độ nhất định. Khi bạn mất kiểm soát vào những hành động và suy nghĩ thái quá của bản thân, bạn càng dễ mắc sai lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến cả những người xung quanh. Dựa vào những dấu hiệu trên, nếu ban là người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, hãy biết cân nhắc và sống thoải mái hơn, đừng để xảy ra những điều đáng tiếc.

0