22/02/2018, 23:04

Đáp án và Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Hòn Đất năm 2015

Thầy cô và các em tham khảo chi tiết dưới đây Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 có đáp án của Trường THCS Bình Giang – Phòng GD&ĐT Hòn Đất năm học 2015 – 2016. Đề thi khá hay thời gian làm bài 90 phút. Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Hòn Đất Trường THCS Bình Giang Đề Thi Học Kì 1 ...

Thầy cô và các em tham khảo chi tiết dưới đây Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 8 có đáp án của Trường THCS Bình Giang – Phòng GD&ĐT Hòn Đất năm học 2015 – 2016. Đề thi khá hay thời gian làm bài 90 phút. 

Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Hòn Đất Trường THCS Bình Giang

Đề Thi Học Kì 1

Môn: Văn – Lớp 8

Thời gian làm bài 90 phút

Câu 1: (1 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 2: (1,5 điểm) Chép lại 4 câu thơ đầu bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà và nêu nội dung.

Câu 3: (1,5 điểm) Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh họa.

Câu 4: (1 điểm) Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng sau:

a. Nếu … thì …

b. Tuy … nhưng …

c. Không những … mà còn …

d. … càng … càng …

Câu 5: (5 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập.

———- HẾT ———-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN VĂN 8 VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1. (1 điểm)

– Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. (0,5 điểm)

– Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. (0,5 điểm)

Câu 2. Chép đúng thơ (1 điểm)

– Học sinh chép đúng 4 câu thơ cuối bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !

Trần thế em nay chán nửa rồi,

Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

– 4 câu thơ đầu bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà là lời tâm sự của tác giả cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời bằng mộng tưởng. (0,5 điểm)

Câu 3. 

– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm. (0,25 điểm)

-Ví dụ: Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường.  (0.25đ)

–  Dấu ngoặc kép:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;   (0.25đ)

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;    (0.25đ)

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, … được dẫn. (0.25đ)

-Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, tươi đẹp….. (0.25đ)

Câu 4. Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Học sinh có thể đặt câu như sau:

a. Nếu trời mưa to thì ruộng đủ nước cấy.

b. Tuy nhà xa trường nhưng Lan vẫn đi học sớm.

c. Không những Hà là học sinh giỏi mà bạn ấy còn rất khéo tay.

d. Trời càng về trưa, nắng càng to.

Câu 5. (5 điểm) có bài làm mẫu.

1. Yêu cầu chung:

– Bài văn có bố cục đủ ba phần.

– Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu cụ thể:

A. Mở bài: Giới thiệu một đồ dùng học tập của học sinh như bút bi, bút máy, cặp sách, … (1 điểm)

B. Thân bài:

– Nguồn gốc của đồ dùng : được thưởng, tặng, cho, … (0,5đ)

– Xuất xứ:  giới thiệu về nơi sản xuất, các công đoạn làm ra, đến tay người tiêu dùng.  (0,5đ)

– Cấu tạo:

+ Cấu tạo ngoài : hình dáng, màu sắc, kích thước, hoa văn.(0,5đ)

+ Cấu tạo trong : hình dáng, nguyên tắc hoạt động. (0,5đ)

– Cách sử dụng: dùng để đựng, để viết, …(0,5đ)

– Bảo quản: tránh va đập mạnh, không để ướt, giữ gìn sạch sẽ.(0,5đ)

C. Kết bài:

– Lợi ích của đồ dùng.   (0,5đ)

– Sự gắn bó và ý nghĩa đối với bản thân.       (0,5đ)

Bài làm mẫu thuyết minh về chiếc cặp sách.

Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích cho đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.

—————– HẾT —————–

0