06/05/2018, 08:06

Dàn ý Cảm nhận bài thơ Nhàn lớp 10

Hướng dẫn lập dàn ý “Cảm nhận bài thơ Nhàn lớp 10 của Nguyễn Bỉnh Khiêm” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn, những khổ cực và tủi nhục. có những lúc đối diện với khó khăn, chúng ta muốn một lần buông bỏ nó để cho ...

Hướng dẫn lập dàn ý “Cảm nhận bài thơ Nhàn lớp 10 của Nguyễn Bỉnh Khiêm” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn, những khổ cực và tủi nhục. có những lúc đối diện với khó khăn, chúng ta muốn một lần buông bỏ nó để cho đời thanh thản hay thoải mái hơn nhưng cuộc sống không cho phép, lương tâm chúng ta không cho phép. Chúng ta có tình yêu với cuộc sống, tình yêu với gia đình và yêu bản thân mình. Chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải quyết những khó khăn mà ta cảm thấy yêu đời và thú vị hơn.
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chán chường cuộc sống đời bao nhiều cạm bẩy và phù phiếm. cuộc sống làm quan của ông không được vui, không được như ý muốn của ông, chính vì thế mà ông muốn có cuộc sống giản dị và bình thường. để nói lên cuộc sống nhà hạ mà mình lựa chọn ông đã sáng tác nên bài thơ Nhàn, bài thơ là tất cả nỗi niềm và niềm hạnh phsuc với cuộc sống giản dị của ông.
Chủ đề “cảm nhận bài thơ nhàn lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn của bậc trung học cơ sở Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “cảm nhận bài thơ nhàn lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nhận bài thơ Nhàn lớp 10 của Nguyễn Bỉnh Khiêm” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Nhàn
Ví dụ:
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chán chường cuộc sống đời bao nhiều cạm bẩy và phù phiếm. cuộc sống làm quan của ông không được vui, không được như ý muốn của ông, chính vì thế mà ông muốn có cuộc sống giản dị và bình thường. để nói lên cuộc sống nhà hạ mà mình lựa chọn ông đã sáng tác nên bài thơ Nhàn, bài thơ là tất cả nỗi niềm và niềm hạnh phsuc với cuộc sống giản dị của ông.
II. Thân bài: cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Hai câu thơ đầu: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
  • Mai, cuốc, những dụng cụ lao động hết sức giản dị vfa thô sơ
  • Một, một mình và lẻ loi
  • Câu thơ thể hiện rằng tác giả đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi
  • Dù có khó khăn hay khổ cực, tác giả vẫn vui thú với cuộc sống ấy
2. Hai câu thực: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chỗ lao xao”
  • Câu thơ thể hiện sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời
  • Qua đó thể hiện nhân cách cao quý của Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. Hai câu luận “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
  • Thời gian thu hạ xuân đông, thể hiện sự chủ động của con người trước thiên nhiên
  • Sự giản dị trong ăn uống và sinh hoạt
  • Cuộc sống giản dị nhưng vui tươi và nhàn nhã của tác giả
4. Hai câu kết “Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”
  • Thể hiện sự vui thú, nhàn hạ của tác giả
  • Không màn đến sự đời
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Nhàn
Ví dụ:
Bài thơ Nhàn là một bài thơ thể hiện phẩm cách của một con người, một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thích những điều gainr dị và đơn sơ.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Xem thêm:
0